Hoa quả tốt cho bà bầu nhưng ăn thế nào, ăn bao nhiêu là đủ?

Thứ Sáu, 17/05/2019 04:07 PM (GMT+7)

Có nhiều mẹ bầu coi việc ăn các loại trái cây như là một cách bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng mà không biết rằng việc ăn tất cả các loại trái cây khi mang thai, không cân nhắc thời điểm ăn... là hoàn toàn không khoa học.

ba-bau-an-hoa-qua

Hoa quả tốt cho bà bầu nhưng ăn thế nào, ăn bao nhiêu là đủ?

Khác với tìm hiểu của nhiều bà bầu hay quan niệm xưa, phụ nữ mang thai phải kiêng mít, kiêng đào, kiêng vải… kiêng những loại quả có tính “nóng”, dựa trên quan điểm khoa học, bác sĩ Hải khẳng định, các mẹ có thể ăn được tất cả các loại trái cây, hoa quả. Tuy nhiên vì thể trạng mỗi người không giống nhau, nên lượng hoa quả nạp vào cơ thể cũng vì thế mà khác biệt.

Cụ thể, bác sĩ Hải cho hay, đối với các loại hoa quả quá ngọt, những mẹ bầu có xu hướng tăng cân quá nhanh nên hạn chế mà thay vào đó chị em có thể chọn ăn những hoa quả khác, không ngọt lắm như cam, bưởi, thanh long,... Những loại hoa quả này ít ngọt, nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ.

Còn lại nếu không bị tăng cân quá nhiều - có cân nặng phù hợp với thể trạng, chị em có thể ăn tất cả các loại hoa quả mà mình thích. Tuy nhiên, các mẹ cũng lưu ý: “Cái gì quá cũng không tốt”, hoa quả cũng như các nhóm thực phẩm khác, chỉ nên ăn ở mức vừa phải.

Hoa quả tuy tốt nhưng không nên ăn quá nhiều

Lượng hoa quả nên ăn theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng đối với các bà mẹ mang thai là từ 400-500g một ngày. Ăn nhiều hoa quả cũng có thể làm mẹ tăng cân, không như nhiều người đang nghĩ là chỉ ăn cơm, ăn thức ăn mới làm cân nặng tăng lên.

Ăn hoa quả để "vào con không vào mẹ" - Sai lầm nghiêm trọng của các bà bầu trẻ

Hiện nay, nhiều bà mẹ trẻ mách nhau có thể thực hiện chế độ ăn vào con, không vào mẹ bằng cách thay đổi khẩu phần ăn, ăn nhiều hoa quả hơn, thay cho thịt cá. Bác sĩ Hải khẳng định đây là quan điểm sai lầm.

Theo đó, tất cả các nhóm dinh dưỡng mẹ nạp vào cơ thể phải có mức độ phù hợp, cân đối, không thể tùy tiện giảm khẩu phần của một nhóm chất nào và thay thế bằng một nhóm chất khác.

Cụ thể, dù với người thường hay các bà mẹ mang thai, chế độ dinh dưỡng tốt nhất chính là một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Tức là trong bữa ăn hằng ngày bao giờ cũng phải đủ 4 nhóm: Đạm, đường, béo và vitamin, khoáng chất. Tất cả các nhóm này phải ở tỷ lệ cân đối, hòa hợp, việc ăn thiên lệch 1 nhóm thức ăn nào trong 4 nhóm thức ăn trên đều không tốt cho sức khỏe.

Bởi với mỗi loại thức ăn đều chứa một nhóm chất dinh dưỡng nhất định, không loại nào có thể chứa cả 4 nhóm chất. Ví dụ: Thịt, cá, tôm chỉ cung cấp chất đạm; tinh bột cung cấp bột đường… tương tự như vậy, hoa quả chỉ cung cấp vitamin, khoáng chất mà không có đạm.

Bên cạnh đó, bác sĩ Hải cho hay, các mẹ chỉ có thể thay thế thức ăn khi chúng cùng nhóm chất. Ví dụ, trong nhóm đạm, cá tôm, có thể thay thế bằng trứng, đậu đỗ... hay với nhóm bột đường, mẹ không ăn cơm có thể ăn bún, phở…

Ngay cả rau với hoa quả, nhiều người cứ nghĩ cùng là nhóm chất cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thì chỉ cần ăn rau, không cần ăn hoa quả và ngược lại. Nhưng như vậy cũng không đúng. “Các mẹ phải ăn đa dạng các loại thực phẩm, cái nọ bù cho cái kia, như vậy mới đủ chất.”, bác sĩ Hải nói thêm.

Không ai có thể phủ nhận hoa quả tốt cho bà bầu, nhưng trước khi ăn các mẹ nên tìm hiểu kĩ từ đó cân đối ăn như thế nào là phù hợp thể trạng và mục đích của bản thân.

Vậy dùng trái cây thế nào cho đúng cách?

Không ăn chuối tiêu khi đói

Trong chuối có chứa nhiều magie. Nếu ăn loại quả này khi đang đói thì nó sẽ phá hủy sự cân bằng magie và canxi trong máu gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

Không dùng trái cây thay bữa chính

Có không ít mẹ bầu dùng hoa quả thay thế bữa ăn chính. Đây là một phương pháp vô cùng phản khoa học. Mặc dù nguồn dưỡng chất có trong hoa quả là rất lớn nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá, cơm. Vì lượng chất protein cần cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai để nuôi dưỡng thai nhi là rất lớn. Nếu chỉ ăn hoa quả thôi thì không đủ chút nào. Đồng thời, hàm lượng vitamin có trong hoa quả cũng không thể phong phú bằng hàm lượng vitamin có trong rau xanh.

Khi ốm nghén không ăn nhiều trái cây

Nhiều phụ nữ mang thai trong thai kỳ đầu của mình thường bị ốm nghén mà không muốn ăn bất cứ thực phẩm nào nên thường ăn nhiều trái cây để thay thế.

Nhưng điều này các bà bầu đặc biệt phải chú ý vì trái cây có chứa hàm lượng đường cao và chúng có thể gây ra sự chuyển hóa glucose bất thường trong thời kỳ mang thai và có thể gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những nghiên cứu cho rằng những bệnh nhân bị tiểu đường trong thai kỳ thường là do ăn uống trong thai kỳ không hợp lý và chủ yếu là họ đã ăn một số lượng lớn các thực phẩm có chứa lượng đường cao. Chẳng hạn như trái cây, bánh ngọt, đường, đồ uống trái cây…

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....