Hội thảo Góp ý tài liệu hướng dẫn lồng ghép về MCBGTKS, giới, bình đẳng giới trong các trường trung học

Thứ Sáu, 16/11/2018 02:02 PM (GMT+7)

Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và bất bình đẳng giới đặt ra thách thức để các nhà hoạt động dân số phải đưa ra giải pháp và hoàn thiện nội dung lồng ghép về mất cân bằng giới tính khi sinh, giới, bình đẳng giới trong các trường trung học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Mất cân bằng giới tính khi sinh xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 21. Từ năm 2006 đến nay, tỷ số giới tính khi sinh của nước ta luôn ở mức hơn 110 bétrai trên 100 bé gái và đang có xu hướng lan rộng từ thành thi tới nông thôn và cả cácvùng kinh tế xã hội khác.

Trước đó ngày 23.03.2016, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 468 phê duyệt đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025. Sau 3 năm triển khai Đề án, đã có 59/63 tỉnh thành phê duyệt hoạch triển khai Đề án. Một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của Đề án là thực hiện lồng ghép giáo dục giới, bình đẳng giới và MCBGTKS với nội dung và hình thức phù hợp với các cấp học nhằm cung cấp kiếnthức, kỹ năng thực hành cho giới trẻ hiện nay.

Ngày hôm nay tại Thành phố Đà Lạt,/Bộ Y tế và Liên minh Châu Âu EU phối hợp tổchức hội thảo Góp ý tài liệu hướng dẫn lồng ghép về Mất cân bằng giới tính khi sinh, giới, bình đẳng giới trong các trường trung học thông qua hoạt động ngoài giời lên lớp.Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Dân số- kế hoạch hóa gia đình, cho biết: MCBGTKS sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ. Nếu chúng ta không thực hiện những giải pháp một cách quyết liệt thì ước tính đến năm2050, tình trạng MCBGTKS sẽ gây nên nhiều hệ lụy: nam giới khó có cơ hội kết hôn hoặc kết hôn muôn, phụ nữ có nguy cơ phải kết hôn sớm, kết hôn nhiều lần, xã hội sẽ có nhữngbất ổn, gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới, bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là các tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao.

Tình trạng MCBGTKS xảy ra do những nguyên nhân khác nhau: tâm lý ưa thích con trai, do lạm dụng khoa học công nghệ để lựa chon giới tính thai nhi, có hiện tượng phá thai sau khi siêu âm xác định giới tính thai nhi. Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025 đã đưa các giải pháp đồng bộ và các hoạt động để thực hiện mục tiêu đặt ra. Một trong những giải pháp quan trọng và có tính bền vững là thực hiện giải pháp về truyền thông giáo dục về vấn đề MCBGTKS, giới, bình đẳng giới trong các trường trung học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tại Hội thảo Bà Nguyễn Thị Quý – chuyên viên vụ Giáo dục – Trung học, đã trình bày hoạt động hướng nghiệp trải nghiệm hoạt động ngoài giờ lên lớp trong chương trình của BộGD và ĐT. Đây là hoạt động nhằm củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức đã được học từcác môn văn hóa, nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, những giá trị truyền thống của dân tộc, của thế giới

Buổi chiều cùng ngày các đại biểu tham dự hội thảo sẽ chia nhóm để thảo luận góp ý tài liệu hướng dẫn lồng ghép về Mất cân bằng giới tính khi sinh, giới, bình đẳng giới trong các trường trung học thông qua hoạt động sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.

Nguyễn Đắc Xuân

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...