Kể tên các loại bênh bà bầu hay mắc vào mùa hè và cách phòng chống

Thứ Sáu, 10/05/2019 05:17 PM (GMT+7)

Các bệnh bà bầu thường gặp vào mùa hè luôn khiến mẹ gặp nhiều khó chịu, thậm chí là nguy hiểm cho thai kỳ.

ba-bau-bi-benh

Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy thường gây rất nhiều phiền toái, đặc biệt là với bà bầu, nếu mắc bệnh này trong những ngày hè thì tình trạng sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh.

Sử dụng phải nguồn nước bị ô nhiễm.

Thức ăn trong ngày nóng dễ bị ôi thiu và nhiễm khuẩn.

Và sức đề kháng của mẹ bầu yếu khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Bà bầu mắc bệnh tiêu chảy tùy vào mức độ mà có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của chính mẹ và thai nhi. Trong những trường hợp bệnh nặng, thai nhi có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí là chết lưu. Vì thế, mẹ không được chủ quan khi mắc phải tiêu chảy. Cần phải đến các cơ sở y tế để khám, nếu cảm thấy các triệu chứng của tiêu chảy như đi đại tiện, nôn ói nhiều lần và cơ thể mất nước, mất sức nhanh chóng.

Để tránh tình trạng này xảy ra mẹ bầu cần:

Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không dùng nhiều các thức ăn lạnh hay thức ăn đã có dấu hiệu hỏng.

Không được ăn rau sống khi chưa được làm sạch.

Hạn chế tối đa những loại thực phẩm nhiều gia vị và chất béo.

Tuyệt đối tránh xa những loại đồ ăn tái, sống và những hàng quán không đảm bảo vệ sinh.

Không ăn những thực phẩm qua ngày hoặc có mùi chua, hôi.

Mẹ cần loại bỏ ra khỏi thực đơn những loại nước ngọt có ga để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.

2. Bệnh nhiễm trùng - Sốt xuất huyết

Khi mang bầu đồng nghĩa với việc sức đề kháng của mẹ cũng sẽ giảm đi nhiều so với trước, cho nên mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng trong đó có cả sốt xuất huyết.

Có hai nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết mẹ cần lưu ý đó là:

Do muỗi vằn hút máu từ người bệnh rồi lây lan ra những người khác. Điều này rất dễ tạo thành dịch bệnh.

Do siêu vi trùng Dengue gây ra ( bệnh Dengue hay Sốt xuất huyết Dengue).

Nếu mắc phải bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn thai kỳ là điều hết sức nguy hiểm. Sốt xuất huyết có thể gây sinh non, thai nhi nhẹ cân, lây truyền virus từ mẹ sang con. Nguy hiểm hơn nếu bị nặng, mẹ và cả thai nhi có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Mẹ bầu khi bị sốt xuất huyết thường có những triệu chứng như: sốt cao, nhức đầu, đau họng , buồn nôn, đau mơi các cơ, xương khớp, tiêu chảy,... Khi gặp những triệu chứng này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế, hoặc bệnh viện chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để tránh bị các bệnh lây nhiễm này mẹ và gia đình cần chủ động phòng tránh bằng cách:

Phát quang hết những bụi rậm và ao tù, nước đọng quanh nhà nhằm tránh sự sinh sôi của muỗi, bọ gậy.

Hạn chế tình trạng muỗi đốt bằng cách ngủ trong màn, mùng.

Tăng cường sức đề kháng qua những loại thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Mặc quần áo màu sáng và mang thêm tất chân để tránh bị muỗi chích.

3. Thủy đậu - bệnh bà bầu thường gặp vào mùa hè chớ xem thường

Theo thống kê hàng năm của bộ Y tế, bệnh thủy đậu thường xảy ra mạnh mẽ vào khoảng thời giao từ xuân sang hè. Những phụ nữ mang thai mà mắc bệnh thủy đậu rất dễ gặp những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tổn thương hệ thần kinh, thai nhi dễ bị dị tật, thậm chí là tử vong.

Nếu mẹ có những biểu hiện như sốt nhẹ, phát ban đỏ rất ngứa, lan rất nhanh từ thân lên mặt, cổ và toàn thân. Sau 10 ngày các phát ban đỏ biến thành các mụn nước và vỡ ra tạo thành những vết loét, mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay, khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên, để được thăm khám và đề ra hướng giải quyết tốt nhất.

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu khi mang thai mẹ nên:

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chích ngừa trước khi mang thai ít nhất 2 tháng.

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh vì bệnh rất dễ bị lây lan qua đường hô hấp, tiếp cúc trực tiếp hoặc dịch từ những mụn nước.

Giữ vệ sinh môi trường xung quanh và vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ.

Các bệnh về da

Các bệnh về da luôn nằm trong số top đầu các bệnh mùa hè , dễ xuất hiện ở mọi đối tượng, chứ không chỉ tiêng mẹ bầu. Tuy nhiên, cơ thể mẹ bầu nhạy cảm, thì tỉ lệ dễ mắc bệnh về da càng cao hơn.

Vào mùa hè, do cơ thể mẹ phải tiết rất nhiều mồ hôi và chất nhầy ra ngoài để làm mát cơ thể trong những ngày nắng nóng, điều này vô tình gây ra tình trạng ẩm ướt tại các vùng như lưng, trán, cổ, kẽ tay, chân và bẹn,... Nếu mẹ bầu không chú ý giữ vệ sinh thì rất dễ làm bít lỗ chân lông gây viêm và nấm da làm ngứa ngáy, khó chịu. Trong trường hợp nặng hơn, các bệnh về da có thể gây sốt cao rất nguy hiểm cho bà bầu. Do đó, trong những trường hợp bị viêm, nhiễm da hoặc sốt, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị dứt điểm, nhằm tránh những biến chứng không đáng có về sau nhé.

Để chủ động hơn trong việc phòng tránh các bệnh bà bầu thường gặp vào mùa hè với thời tiết khó chịu hay thay đổi bất thường, đặc biệt là phòng tránh các bệnh về da là việc cần thiết và rất quan trọng.

Phòng tránh bệnh về da hiệu quả, mẹ bầu nên: 

Uống đầy đủ từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày. Trong trường hợp mẹ bầu vận động nhiều cần bổ sung nhiều nước hơn nữa.

Thường xuyên dưỡng ẩm cho da sau khi tắm xong hoặc sử dụng xịt khoáng khi cảm thấy da của mẹ bị nóng quá.

Để giảm những cơn ngứa ngáy khó chịu, mẹ hãy tắm bằng nước mát và để da khô tự nhiên.

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và cần sử dụng kem chống nắng chuyên dụng cho bà bầu trước khi ra ngoài nhé.

 Bệnh hô hấp

Thời tiết giao mùa khó chịu, cùng với cái nắng nóng của mùa hè khiến mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng do sức đề kháng yếu.

Bệnh cảm cúm là bệnh rất hay gặp và cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Đặc biệt là đối với những mẹ bầu do sức đề kháng khi mang thai bị suy giảm nên rất dễ bị virus tấn công.

Viêm phế quản do phế quản bị nhiễm trùng có thể từ bên ngoài hoặc do các vi khuân kí sinh trong cổ họng gây ra. Bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ gây ra viêm phổi, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Viêm mũi dị ứng:  Khi mắc bệnh, mẹ sẽ cảm thấy khó chịu bởi việc hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi hoặc ngạt mũi liên tục. Nguyên nhân là do bụi bẩn, nhiệt độ nóng lạnh thất thường tạo điều kiện cho virus sinh sôi và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Tuy bệnh viêm mũi dị ứng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng những triệu chứng của bệnh cũng dẫn đến tình trạng khó ngủ, mệt mỏi căng thẳng, đau họng cho mẹ, điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi .

Khi gặp những dấu hiệu của các bệnh trên trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu không nên chủ quan để bệnh tự khỏi hoặc sử dụng những phương pháp dân gian chưa qua kiểm chứng. Thay vào đó, hãy đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh hô hấp.

Mẹ nên:

Ăn uống đầu đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C và nhóm B, dầu cá,... để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Rửa tay sạch sẽ và hạn chế đến gần người bệnh để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh.

Không nên mở quạt quá lớn hoặc điều hòa thấp dẫn đến khô vùng mũi họng, làm khô các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp.

Tránh sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ từ nóng sang lạnh và ngược lại.

Luôn giữ cho nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt.

Ngoài ra, việc tiêm phòng trước khi mang thai là điều hết sức cần thiết.

Bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa luôn được coi là mối ám ảnh của tất cả chị em phụ nữ không riêng gì bà bầu. Đặc biệt trong thời tiết mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm theo rất nhiều mồ hôi khiến vùng kín lúc nào cũng ẩm ướt, tạo điều kiện cho nắm và một số vi khuẩn phát triển.

Mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa thường có một số triệu chứng sau đây:

Khí hư ra bất thường, nhiều, có màu sắc và mùi lạ.

Mẹ thường cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh hoặc khi quan hệ.

Cảm giác ngứa, đau rát, có những mụn nở loét ở vùng âm hộ.

Mẹ nên để ý cơ thể của mình đặc biệt là vùng kín, bởi khi mắc những triệu chứng trên mẹ có thể đã bị:

Viêm nhiễm âm đạo do nấm

Viêm âm đạo do loạn khuẩn

Viêm âm đạo do trùng roi

Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn

Viêm đường tiết niệu

Viêm phần phụ

Những loại viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai , khi mắc phải nếu chủ quan kéo dài mẹ sẽ rất dễ bị sảy thai, sinh non, viêm nhiễm màng ối, lây nấm, bệnh phụ khoa sang thai nhi. Vì thế nếu trong quá trình mang thai, mẹ thấy vùng kín của mình có những dấu hiệu gì bất thường thì hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ sớm nhất có thể.

Bên cạnh đó, để tránh bị mắc các bệnh phụ khoa, mẹ cần:

 Giữ cho vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ.

Sử dụng dung dịch vệ sinh thích hợp và an toàn cho thai phụ.

Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật. Mẹ nên ưu tiên những loại đồ thoáng khí và hút ẩm tốt.

Nên tắm bằng vòi hoa sen và hạn chế việc ngâm mình quá lâu trong nước mẹ nhé.

Say nắng, sốc nhiệt

Tình trạng say nắng, sốc nhiệt là tình trạng cũng rất phổ biến và rất dễ gặp ở mùa hè. Có rất nhiều nguyên do khác nhau mà mẹ cần nắm rõ để phòng tránh cho hiệu quả tình trạng này.

Nguyên nhân:

Mẹ tập luyện hoặc lao động ở môi trường nóng.

Mặc quần áo quá dày hoặc không thoát khí.

Mẹ không kịp thích ứng với khí hậu nắng mưa bất chợt của mùa hè.

Uống ít nước và không khí trong nhà không được điều hòa.

Mẹ bầu đang sử dụng một số thuốc làm giảm tiết mồ hôi: chẹn beta, kháng cholinergic, lợi tiểu, Ethanol, kháng histamine.

Điều này dẫn đến thân nhiệt tăng lên quá mức (trên 40 độ), dễ bị ngất xỉu và có những triệu chứng đau nhói đầu, chóng mặt, cơ thể không tiết ra mồ hôi nữa, tim đập nhanh, buồn nôn thậm chí là hôn mê. Lúc này, mẹ bầu cần được làm mát cơ thể, theo dõi và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng giải quyết tốt nhất.

Để hạn chế tình trạng say nắng ở mùa hè xảy ra, mẹ cần:

Thường xuyên uống nước, kể cả chưa thấy khát.

Không làm việc quá lâu trong điều kiện nắng và nóng.

Không nên bước ra trời nắng ngay sau khi đang ở trong phòng máy lạnh.

Cần trang bị thật kĩ mũ nón, quần áo dài khi ra khỏi nhà.

Mẹ nên ăn bổ sung những loại trái cây mát trong mùa hè.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...