Khám sàng lọc trước khi mang thai bao lâu là hợp lý?

Thứ Năm, 22/08/2019 07:00 AM (GMT+7)

Mỗi năm, có khoảng 41,000 trường hợp trẻ sinh ra bị mắc dị tật bẩm sinh. Vì vậy, ngay từ khi có ý định sinh em bé, các cặp vợ chồng nên đi khám tiền sản càng sớm càng tốt.

Khám sàng lọc trước khi mang thai giúp bạn xác định được nguy cơ trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh và kịp thời có phương hướng chăm sóc. Để đạt kết quả tốt nhất, các cặp vợ chồng nên khám sàng lọc trước khi mang thai bao lâu thì hợp lý?

kham-tien-san

1. Tại sao nên khám sàng lọc trước khi mang thai?

Theo thống kê hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh rất cao. Mỗi năm, theo ước tính có khoảng 41,000 trường hợp trẻ sinh ra bị mắc dị tật bẩm sinh, điều  này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc, cũng như kinh tế của cả gia đình và xã hội.

Việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho việc chuẩn bị mang thai cho những cặp vợ chồng đang lên kế hoạch mang thai, cho những bố mẹ đã từng mang thai hoặc sinh con mắc các dị tật bẩm sinh hoặc những vấn đề liên quan đến các bệnh lý mạn tính, các bệnh lý sản phụ khoa... là hết sức quan trọng và cần thiết để giảm thiểu đến mức tối đa các nguy cơ có thể xảy ra trong lần mang thai tiếp theo.

2. Khám sàng lọc trước khi mang thai bao lâu

Ngay từ khi có ý định sinh em bé, các cặp vợ chồng nên đi khám tiền sản càng sớm càng tốt.

Lý do bởi vì ngoài việc Acid Folic cần được bổ sung tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai, bạn cũng cần tiêm vắc xin trước khi mang thai để phòng bệnh cũng như giảm thiểu rủi do dị tật bẩm sinh có thể cho thai nhi trước một khoảng thời gian nhất định. Thời điểm tiêm phòng trước khi mang thai cụ thể như sau:

tiem-phong-truoc-khi-mang-thai

Thời gian tiêm phòng một số loại vắc xin cần thiết trước khi mang thai

3. Những lưu ý khi đi khám sàng lọc trước khi mang thai

Trước khi đi khám tiền sản, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

Khi thăm khám lâm sàng kiểm tra sức khỏe sinh sản, cần cung cấp đầy đủ thông cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, lịch chủng ngừa vaccine trước đây, tiền sử bệnh tật cá nhân và gia đình, chu kỳ kinh nguyệt của vợ, khả năng xuất tinh của chồng.

Không nên thăm khám trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên kiểm tra trước hoặc sau ngày có kinh ít nhất 7 ngày. Không quan hệ tình dục trước 24 giờ kiểm tra sức khỏe.

Khi đi khám nên ưu tiên quần áo rộng rãi, thoáng mát.

Người đang điều trị Tiểu đường không nên dùng thuốc hoặc tiêm Insulin vào sáng ngày lấy máu để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Riêng thuốc huyết áp vẫn sử dụng bình thường.

Nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm máu. Chỉ uống nước lọc và tránh tuyệt đối các loại nước có ga, sữa, rượu, trà, nước hoa quả, coffee.

Sàng lọc trước khi mang thai

Nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm máu và chỉ uống nước lọc

Không sử dụng các loại khoáng chất, vitamin hay thực phẩm chức năng trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.

Nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi siêu âm bụng. Chỉ uống nước lọc và nhịn tiểu khoảng 1 giờ để kết quả siêu âm chính xác hơn.

Phụ nữ có kinh, đang bị viêm tuyến vú, áp xe vú không nên chụp X-quang, siêu âm tuyến vú. Nên chụp X-quang vú vào ngày thứ 7 hoặc 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Vì lúc này nồng độ hormone Estrogen trong cơ thể đã giảm xuống thấp, mô tuyến vú ít giữ nước, ít giãn nở.

Khi lấy nước tiểu xét nghiệm, nên vệ sinh sạch tay và bộ phận sinh dục ngoài, tay không chạm vào mặt trong của lọ. Nên đi tiểu vào bồn cầu, vài giây sau mới lấy nước tiểu đến khi được 2/3 lọ thì dừng.

Duyen

Cùng chuyên mục

Phân biệt Double test và Triplet test trong sàng lọc trước sinh

Double test và Triple test là hai loại xét nghiệm rất quan trọng cần thực hiện trong quá trình mang thai để sàng lọc...

Sàng lọc sơ sinh - chìa khóa vàng cho con một khởi đầu trọn vẹn

Dị tật bẩm sinh đang là nguyên nhân khiến hơn 1.700 trẻ sơ sinh tử vong (chiếm tỷ lệ 11%), khoảng 40.039 trẻ may...

Xét nghiệm sàng lọc sau sinh: có cần thiết hay không?

Để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, xét nghiệm sàng lọc sau sinh là vô cùng...