Khám sức khỏe tiền hôn nhân để sinh ra những đứa con khỏe mạnh

Thứ Tư, 10/10/2018 10:24 PM (GMT+7)

Các chuyên gia nhận định, khám sức khỏe tiền hôn nhân được xem là một hình thức sàng lọc đầu tiên vô cùng quan trọng trong việc dự phòng sinh ra những đứa con khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.Tại sao phải đi khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Các chuyên gia nhận định, khám sức khỏe tiền hôn nhân được xem là một hình thức sàng lọc đầu tiên vô cùng quan trọng trong việc dự phòng sinh ra những đứa con khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.Tại sao phải đi khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Theo thống kê, hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, chiếm khoảng 1,5 - 2% dân số.

Trong số các dị tật, có các bệnh phổ biến như: Down, hội chứng Ewards, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, tan máu bẩm sinh thể nặng và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, chưa nhiều bạn trẻ trước khi kết hôn biết đến lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân để chủ động đi khám dự phòng. Điều này để lại hệ lụy rất lớn cho những đứa con sau này nếu chẳng may bố mẹ chúng mắc một căn bệnh nào đó.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp dự phòng, sinh ra những đứa con khỏe mạnh. 

Trường hợp của đôi bạn trẻ Quang – Lan (quê Hòa Bình) là một ví dụ. Gần 2 năm trước, hai bạn yêu nhau và quyết định đến với nhau. Tuy nhiên, trước khi cưới, cả hai không hề có khái niệm khám sàng lọc để dự phòng bệnh tật trước khi kết hôn. Hơn một năm sau, Lan hạ sinh một cô con gái. Tuy nhiên, bé chỉ nặng 2,6kg. 7 tháng tuổi, con gái của đôi vợ chồng trẻ mới chỉ đạt gần 6 kg, người gầy quắt queo, lại thường hay quấy khóc liên miên.

Vay mượn tiền anh em họ hàng đưa con đi khám, hai bạn sững người khi biết con bị bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Khi ấy, bác sĩ yêu cầu bố mẹ xét nghiệm sàng lọc thì mới phát hiện ra, cả hai bạn đều mang gene bệnh và đã di truyền sang cho con.

Giờ đây, nhìn con còi cọc, hàng tháng phải lặn lội xuống Hà Nội truyền máu, thải sắt để duy trì sự sống, đôi vợ chồng trẻ mới thấy nỗi ân hận muộn màng mang tên: Giá như…

Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân

Theo các bác sĩ, khám sức khỏe tiền hôn nhân được xem là một hình thức sàng lọc đầu tiên và vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số.

kham-suc-khoe-1539079651601386599029

Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, các bạn trẻ sẽ được tư vấn để bắt đầu một cuộc sống tình dục lành mạnh, an toàn; tư vấn để chuẩn bị mang thai; dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con trong tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn.

Đây là việc rất cần thiết giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này.

Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ đơn thuần là thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình mà còn là thể hiện trách nhiệm đối với người chồng/vợ của mình.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân ở đâu?Các bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có thể tới các trạm y tế xã, phường, thị trấn; trung tâm y tế cấp quận, huyện, thành phố; khoa sản tại các bệnh viện; trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản các tỉnh để được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sau này.

Làm những gì khi khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Thông thường, khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra sức khỏe sau:

- Kiểm tra sức khỏe chung: Huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng…

kham-suc-khoe

- Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Lậu, giang mai, hạ cam mềm, viên gan siêu vi B, sùi mào gà...

- Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: Người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? Cao huyết áp, tim mạch…

- Bệnh di truyền như: Hội chứng Down, câm điếc bẩm sinh, ung thư, tan máu bẩm sinh...

- Bệnh truyền nhiễm: Bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả...

Nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành về sức khỏe sinh sản, giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong những năm qua, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã phối hợp với các địa phương triển khai mô hình Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Từ năm 2013, mô hình đã được triển khai tại 63/63 tỉnh thành. Đến nay, mô hình đã cho ra đời hàng ngàn CLB tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân với hàng trăm ngàn thanh niên thành viên, đã chăm sóc sức khỏe, tư vấn cho hàng triệu lượt người.

Hoạt động này đã nâng cao nhận thức cho thanh niên, vị thành niên và đặc biệt là nâng cao kỹ năng trong việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn. Đồng thời làm giảm tỷ lệ sinh con dị tật, mắc các bệnh chuyển hóa bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...