Khánh Hòa: Xã hội hóa dịch vụ sàng lọc sơ sinh gặp khó vì thiếu kinh phí

Thứ Năm, 11/08/2016 12:00 AM (GMT+7)

Hiện nay, việc thực hiện đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang gặp rất nhiều khó khăn do nguồn kinh phí bị cắt giảm. Vì thế, theo các chuyên gia cần sớm có chính sách, cơ chế rõ ràng để xã hội hóa dịch vụ này nhằm giải quyết nhu cầu của người dân.

Người dân rất mặn mà

Chị Trần Kim Phượng (ở xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết "Năm 2014, khi sinh con tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tôi đã được cán bộ y tế tư vấn tham gia sàng lọc sơ sinh. Kết quả, bác sĩ phát hiện em bé bị thiếu men G6PD, nếu không chăm sóc đúng cách sẽ để lại di chứng nặng nề...".

Được bác sĩ hướng dẫn, điều trị, đến nay, con chị đã khỏe mạnh và phát triển bình thường. Còn chị Nguyễn Thị Trưng (ở phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) cũng cho hay, lúc sinh đứa con đầu lòng, chị chưa biết về việc lấy mẫu máu gót chân để tầm soát bệnh cho con. Đến khi sinh con thứ hai (vào năm 2014), được bác sĩ tư vấn về vấn đề này, chị đã nhiệt tình tham gia. “Tôi thấy lợi ích của chương trình sàng lọc mang lại rất lớn. Nếu trẻ em nào cũng được sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ rất tốt, các bậc bố mẹ cũng yên tâm hơn về sức khỏe của con mình”, chị Trưng chia sẻ.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, người dân hưởng ứng nhiệt tình nên trong quá trình triển khai, Đề án liên tục được mở rộng. Năm 2011, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Khánh Hòa đẫ triển khai Đề án thí điểm tại 30 xã, phường thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố. Năm 2012, đề án triển khai mở rộng thêm ở 42 xã, phường, với chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh là 6%. Năm 2013, đề án được triển khai rộng khắp 8 huyện, thị xã, thành phố với 92 xã, phường, với chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh nâng lên 23%. Năm 2014, nhờ có ngân sách tỉnh hỗ trợ, Đề án mở rộng thêm 45 xã, phường còn lại. Đến nay, đề án đã được triển khai và thực hiện ở tất cả 137 xã, phường thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh với chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh nâng lên 35%.

Qua hơn 5 năm triển khai, Đề án này đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh là 21.679 lượt người, chiếm 19,8%. Trong đó, 501 trường hợp bị nghi ngờ bệnh, qua chẩn đoán xác định phát hiện 6 trường hợp mắc hội chứng Down, 20 trường hợp bị dị tật ống thần kinh, các dị tật khác 157 trường hợp…Bên cạnh đó, có 6.039 trẻ được xét nghiệm mẫu máu gót chân và phát hiện 85 trẻ thiếu men G6PD. Số trẻ này đã được can thiệp sớm, tránh khỏi nguy cơ bị dị tật và hiện nay phát triển tốt, có cuộc sống bình thường.

Chậm xã hội hóa

Hiện nay rất nhiều bà mẹ mang thai mong muốn con mình sinh ra được sàng lọc tầm soát bệnh tật. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, Đề án còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, điều hành. Việc triển khai các hoạt động chương trình thiếu sự liên tục, ảnh hưởng đến tâm lý, sự tham gia của khách hàng và đội ngũ cán bộ y tế. Kinh phí cho công tác tập huấn quá ít nên việc đào tạo về kỹ năng truyền thông, tư vấn cho cán bộ y tế, dân số tuyến tỉnh, huyện, xã và cộng tác viên chưa thường xuyên...

Bên cạnh đó, kinh phí chương trình phân bổ hàng năm quá ít và thường chậm nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Công tác truyền thông vận động chủ yếu là lồng ghép trong các hoạt động dân số, chưa có kinh phí dành riêng cho truyền thông tăng cường sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Bộ Y tế chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về thu một phần viện phí đối với dịch vụ này nên các cơ sở y tế rất khó khăn để triển khai dịch vụ thu phí, nhất là thu phí sàng lọc sơ sinh. Định mức chi cho các hoạt động của đề án quá thấp so với chi phí thực tế hiện nay nên chưa đáp ứng được nhu cầu và khuyến khích hoạt động ở cơ sở.

Bà Trần Thị Kim Oanh, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: Kinh phí cho Chương trình DS-KHHGĐ giảm mạnh hàng năm, chỉ hỗ trợ một phần cho đối tượng khó khăn, chính sách, vì thế, chưa thể phát huy tối đa hiệu quả của Đề án. Chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh hiện nay của Khánh Hòa chưa được 30%, trong khi số phụ nữ có thai và sinh nở hàng năm trên 15.000 trẻ. Số trẻ chưa được sàng lọc vẫn còn ở mức cao (hơn 12.300 trẻ, chiếm 77%). Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu của người dân là một bài toán khó.

Từ năm 2014, Chi cục đã tham mưu Sở Y tế trình HĐND tỉnh khung giá về một số dịch vụ DS-KHHGĐ. Vì thế, Chi cục mong muốn sớm có những chính sách, cơ chế thực hiện xã hội hóa về dịch vụ này để người dân được tiếp cận dễ dàng, góp phần giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ em, nâng cao chất lượng dân số.

Đề án mang tính nhân văn cao

Qua hơn 5 năm triển khai, Đề án này đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân tại Khánh Hòa.

Số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh là 21.679 lượt người, chiếm 19,8%. Trong đó, 501 trường hợp bị nghi ngờ bệnh, qua chẩn đoán xác định phát hiện 6 trường hợp mắc hội chứng Down, 20 trường hợp bị dị tật ống thần kinh, các dị tật khác 157 trường hợp…Bên cạnh đó, có 6.039 trẻ được xét nghiệm mẫu máu gót chân và phát hiện 85 trẻ thiếu men G6PD. Số trẻ này đã được can thiệp sớm, tránh khỏi nguy cơ bị dị tật và hiện nay phát triển tốt, có cuộc sống bình thường.

Theo GiadinhNet

System

Cùng chuyên mục

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng tiếp xã giao Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 22/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã có buổi tiếp xã giao bà Park...

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng làm việc với Công ty Merck Health Care nhằm thúc đẩy hợp tác về dân số

Sáng ngày 22/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã có buổi tiếp và làm việc...

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng tiếp Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam

Ngày 07/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã tiếp và làm việc với ông Matt...

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng làm việc với đoàn đại biểu Đại sứ quán và Văn phòng Nội các Nhật Bản

Ngày 04/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với...