Khi bé ăn dặm nên sử dụng loại dầu ăn nào?

Thứ Bảy, 14/09/2019 11:00 AM (GMT+7)

Trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn cho trẻ ăn dặm nhưng loại nào thực sự tốt và an toàn cho cơ thể non nớt của bé thì các mẹ cần lưu tâm.

Theo các cơ quan y tế khuyến cáo, nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được khoảng từ 6 tháng tuổi trở lên. Ở thời điểm này, sữa mẹ bắt đầu ít dần và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên. Dưới đây là một số loại dầu ăn cho bé giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của não bộ và hệ miễn dịch.

1. Vì sao bé ăn dặm nên ăn dầu ăn?

Khi được khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu phát triển vận động nhiều hơn như lật, trườn… nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Đồng thời, bé bắt đầu mọc răng và tuyến nước bọt cũng đã phát triển hoàn chỉnh, bé hoàn toàn có khả năng tiêu hóa được chất bột. Vì vậy, việc cho bé ăn dặm sẽ góp phần bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khi mà sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé.

Trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày của bé, cần có đủ 4 nhóm thức ăn sau: nhóm đường bột hay ngũ cốc, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và nhóm rau xanh.

Trong 4 nhóm kể trên, nhóm chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ. Các axit béo có trong dầu ăn làm nhiệm vụ dẫn và hòa tan các vitamin, giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ các vitamin quan trọng trong cơ thể như A, D, E, K… Nó giúp hoàn thiện cấu trúc như mô não và một số hóc-môn quan trọng khác, cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là Omega 3 cho não bộ trẻ. Một chế độ ăn thiếu chất béo có thể khiến trẻ khó hấp thụ vitamin D dẫn đến còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân.

2. Những loại dầu ăn tốt nhất cho bé ăn dặm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dầu ăn cho bé, mỗi loại có một tác dụng khác nhau. Nhưng bạn có thể lựa chọn bổ sung vào bữa ăn cho bé một trong những loại dầu ăn dưới đây:

a, Dầu oliu

Dau-oliu-duoc-su-dung-nhieu-de-nau-an

Dầu oliu được sử dụng rộng rãi và ưa chuộng ở các nước phương Tây. Nó là sản phẩm không sử dụng bất kỳ hóa chất nào tham gia trong quá trình chế tạo. Có 3 loại dầu oliu: extra vierge (nguyên chất cực độ), raffinee (tinh chế), và pure (nguyên chất).

Các mẹ nên sử dụng dòng siêu nguyên chất – Extra Virgin Olive Oil là dầu nguyên chất loại 1, hơi có tác dụng nhuận tràng, lành và rất có lợi cho sức khỏe. Hai loại còn lại là dầu loại 2, không còn giữ được đầy đủ dinh dưỡng như ban đầu như dòng siêu nguyên chất.

Cách sử dụng dầu oliu cũng giống như dầu đậu nành và các loại dầu rán khác khi xào các loại rau, nấu súp và nấu bột cho bé.

  • Tác dụng của dầu oliu:

Bổ sung cholesterol tốt cho cơ thể trẻ.Chứa axit linoleicvà linolenic, axit béo này có trong sữa mẹ và đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của xương của bé.Chứa vitamin A, C, D, E, K, vitamin B+, và rất nhiều (nhiều nhất trong các loại dầu ăn) các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và ung thư.Các axit oleic giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển trí não của bé có trong sữa mẹ cũng có trong dầu oliu.Dầu oliu có đặc tính kháng viêm, tác dụng nhuận tràng nhẹ, tránh cho bé bị táo bón nhưng nếu dùng nhiều quá sẽ gây tiêu chảy.Lượng calo trong dầu oliu khá cao nên thường được các bác sĩ khuyên dùng cho trẻ nhẹ cân, thấp còi để bổ sung thêm năng lượng.

b, Dầu gấc

quả-gấc

Nếu như dầu oliu có tác dụng lớn trong việc cung cấp lượng omega 3 để phát huy trí não cho trẻ, thì dầu gấc lại có ưu thế riêng dành cho trẻ biếng ăn.

Theo thống kê thì 70% trẻ em VN bị thiếu vitamin A và E. Trong khi đó, dầu gấc có chứa hàm lượng lớn vitamin A và E , hàm lượng beta-caroten rất cao (cao hơn cà rốt 15 lần và gấp gần 70 lần cà chua). Chính vì vậy, mỗi ngày mẹ nên dùng cho bé từ 1/2 – 1 thìa cafe là đủ.

c, Dầu dừa

Dầu dừa thường được các mẹ biết đến với tác dụng làm đẹp. Tuy nhiên, nó cũng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết giúp cho hệ tiêu hóa của bé được tốt hơn. Nó chứa nhiều axit lauric – một loại axit béo (có trong sữa mẹ) giúp bé ít ốm hơn. Hơn nữa dầu dừa rất lành, những bé có cơ địa nhạy cảm cũng không lo bị dị ứng.

Các mẹ chỉ cần cho một chút dầu dừa vào bát cháo của bé, với mùi vị thơm mát, bát cháo của bé sẽ hấp dẫn lên rất nhiều, khiến bé thích thú trong bữa ăn mà không làm thay đổi thành phần, dưỡng chất, vị của món ăn.

Mỗi bữa ăn mẹ có thể thêm 1/2 thìa cafe dầu dừa cho bé.

d, Dầu hướng dương

56efa778d5a716319b159c44c0b3344b

Dầu hướng dương là dầu thu được từ hạt hướng dương: có màu vàng, màu vàng rất giàu vitamin E và các axít béo như Omega-6. Nó có thể được sử dụng cho các món salad và cá nấu, nướng. Trong dầu thô hướng dương cũng có chứa phospholipid, cải thiện sự đồng hóa của mình bởi cơ thể của trẻ, giảm cholesterol. Ngoài ra, dầu thực vật và có tác dụng nhuận tràng choleretic.

Dầu hướng dương có mùi vị rất nhẹ nên nó không lấn át mùi vị của các thành phần khác trong món ăn.

e, Dầu hạt lanh

Dầu thực vật được thu từ hạt của cây lanh là nguồn tốt nhất của các axit béo như Omega-3 (cùng loại với các axit béo có ở cá). Nó có một tác động rất tốt, có lợi cho đường ruột, có tác dụng nhuận tràng, tăng cường hệ miễn dịch, có lợi cho da. Với những công dụng đặc biệt trên thì dầu thực vật được tinh chế từ hạt lanh là một lựa chọn hoàn hảo cho chế độ ăn của trẻ.

Một lưu ý cho các mẹ khi mua dầu từ hạt lanh cho trẻ. Nếu bạn mua một chai dầu đựng trong vỏ trong suốt, hãy đổ nó vào một chai tối vì ánh sáng mặt trời không có lợi đối với dầu hạt lanh. Sau khi sử dụng các mẹ luôn đóng chặt nắp, bởi vì khi tiếp xúc với không khí sẽ làm cho dầu lanh có khả năng bị biến đổi chất. Cất giữ bình dầu ở nơi tối và mát mẻ. Không giữ dầu trong tủ lạnh.

 

Theo GĐVN

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...