Khi bị ho, sốt và 3 dấu hiệu đi kèm cùng lúc, cẩn thận ung thư phổi đã vào giai đoạn nặng

Thứ Hai, 18/02/2019 07:43 PM (GMT+7)

Muốn thoát khỏi "án tử" ung thư phổi, mỗi người đều cần làm tốt ít nhất 4 lời khuyên hữu ích sau đây, đồng thời ghi nhớ 5 dấu hiệu cảnh báo sớm để đi khám kịp thời. Đừng bỏ lỡ.

Empty

Không còn nghi ngờ gì nữa, ung thư phổi hiện được xem là căn bệnh đe dọa sức khỏe và sự an toàn tính mạng nghiêm trọng nhất trong các bệnh ung thư.

Bệnh thường tiến triển trong im lặng, khi phát hiện được thì thường đã rơi vào giai đoạn giữa hoặc cuối, khả năng điều trị khỏi không cao, thậm chí không còn khả năng điều trị.

Do đó, việc áp dụng sớm các giải pháp phòng ngừa bệnh và cách nhận biết những dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe mà còn có thể "thoát" án tử một cách có chuẩn bị trước.

Bạn có chắc chắn mình đã biết các triệu chứng của ung thư phổi không?

Dù có thể bạn đã đọc ở đâu đó, nhưng hãy cố gắng ghi nhớ những dấu hiệu cơ bản sau đây.

1, Ho thường xuyên

Ho thường xuyên và kéo dài nhiều ngày là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư phổi, nhưng vì các triệu chứng tương tự như cúm thông thường và viêm phế quản cũng có các dấu hiệu giống như vậy nên chúng ta có thể dễ dàng bị bỏ qua.

Những bệnh nhân không có bệnh hô hấp mãn tính, nếu vẫn bị ho dai dẳng trong ba tuần sau khi điều trị, thì bạn cần phải cảnh giác kiểm tra xem liệu đó có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi hay không.

2, Giọng nói thay đổi, âm thanh khàn khàn

Empty

Đây là một trong những triệu chứng sớm của bệnh ung thư phổi, mặc dù khàn giọng cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm họng, cảm lạnh và viêm phế quản cấp.

Nhưng sự khác biệt lớn nhất giúp bạn nhận biết chính là những người có bệnh kể trên thường sẽ hết bị khàn giọng sau khi chữa khỏi, trong khi bệnh nhân ung thư phổi thì sẽ không hồi phục lại được, tiếp tục nói giọng khàn và thều thào.

3, Ho ra máu

Ho ra máu là một tín hiệu điển hình của bệnh ung thư phổi, bởi vì các tế bào ung thư sẽ xâm lấn và làm tổng thương niêm mạc phế quản, tình trạng này sẽ dẫn đến triệu chứng ho ra máu.

Hiện tượng ho ra máu thường chỉ xảy ra với khoảng 1 nửa số bệnh nhân, nửa còn lại thì có thể quan sát thấy một ít máu trộn lẫn trong đờm và diễn ra trong một thời gian khá dài, thậm chí kéo dài trên vài tuần.

Tuy nhiên triệu chứng khạc đờm có dính lẫn máu với số lượng ít nên thường không nhiều người để ý, đa số bỏ qua các triệu chứng này trong giai đoạn đầu của bệnh. Trong trường hợp nếu bạn đang ở lứa tuổi trung niên và liên tục ho ra máu hoặc đờm dính máu thì đừng bỏ qua việc đi khám ung thư phổi càng sớm càng tốt.

Có khoảng ¼ khả năng là đã bị ung thư phổi.

  4, Sốt liên tục, kéo dài

Khi sự phát triển của tế bào ung thư trong phế quản lớn đến một mức độ nhất định sẽ gây cản trở hoặc tắc nghẽn đường dẫn, thậm chí có thể dẫn đến viêm tắc nghẽn, sốt thường lên đến 38 độ. Sau khi uống hạ sốt hoặc thuốc chống viêm, nhiệt độ có thể giảm xuống. Nhưng vì quá trình tắc nghẽn gây tổn thương không cải thiện, sốt lại xuất hiện trở lại ngay sau đó.

5, Đau ngực

Một nửa số bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng đau ngực, đặc biệt là ung thư phổi ngoại biên. Triệu chứng đầu tiên là đau ngực, bởi vì các tế bào ung thư đã thâm nhập vào màng phổi và đau ngực thường ở vị trí cố định. Giai đoạn đầu, triệu chứng đau thường có tính gián đoạn, lúc đau lúc không.

Nếu bạn vận động mạnh, hít thở sâu hoặc ho thì cơn đau ngực có thể có biểu hiện nghiêm trọng hơn.

Do đó, nếu bạn thấy mình có một cơn đau ngực đột ngột ở một vị trí cố định không rõ nguyên nhân, hãy nghĩ ngay đến việc phải đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Những thói quen quan trọng nhất để phòng bệnh

1. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư phổi. Sớm cai thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi.

2, Sử dụng bảo hộ lao động

Đối với một số người làm việc trong các khu vực đặc biệt, chẳng hạn như các vùng mỏ, trong quặng phóng xạ, các nhà máy có yếu tố đọc hại, cần có các biện pháp bảo vệ nhất định để giảm khả năng tiếp xúc với bức xạ hoặc chất độc hại trong khi lao động.

3. Phòng ngừa và điều trị viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính có thể gây ra ung thư phổi, do đó, điều trị tích cực căn bệnh này có tác dụng lớn trong việc phòng ngừa ung thư phổi.

4, Làm tốt 3 "sớm"

Đối với ung thư phổi, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm phải được thực hiện nghiêm túc và triệt để. Điều trị sớm có thể giảm thiểu thiệt hại về sức khỏe.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng tiếp xã giao Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam

Ngày 22/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã có buổi tiếp xã giao bà Park...

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng làm việc với Công ty Merck Health Care nhằm thúc đẩy hợp tác về dân số

Sáng ngày 22/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã có buổi tiếp và làm việc...

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng tiếp Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam

Ngày 07/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã tiếp và làm việc với ông Matt...

Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng làm việc với đoàn đại biểu Đại sứ quán và Văn phòng Nội các Nhật Bản

Ngày 04/3/2024, tại trụ sở Cục Dân số, Cục trưởng Cục Dân số Lê Thanh Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với...