Khi đang uống thuốc tránh thai, không nên dùng những loại thuốc này

Thứ Bảy, 15/06/2019 10:38 AM (GMT+7)

Thuốc uống tránh thai cũng có những tương tác thuốc bất lợi. Khi đang dùng thuốc tránh thai, lại phải dùng thuốc để chữa bệnh, một vài loại thuốc có thể làm giảm hoặc làm mất hiệu lực của thuốc tránh thai, dẫn đến người dùng thuốc tránh thai đều đặn vẫn bị “vỡ kế hoạch”

thuoc-tranh-thai-5

Các loại thuốc uống tránh thai (chứa 1 thành phần: progesteron hoặc phối hợp 2 thành phần: estrogen + progesteron) có tác dụng ngăn cản rụng trứng, làm đặc chất nhày cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng vào tử cung, thường được chị em ưa chuộng hơn các biện pháp tránh thai khác (như: bao cao su, màng ngăn cổ tử cung, vòng tránh thai...).

Tuy nhiên, thuốc uống tránh thai cũng có những tương tác thuốc bất lợi. Khi đang dùng thuốc tránh thai, lại phải dùng thuốc để chữa bệnh, một vài loại thuốc có thể làm giảm hoặc làm mất hiệu lực của thuốc tránh thai, dẫn đến người dùng thuốc tránh thai đều đặn vẫn bị “vỡ kế hoạch”. Trường hợp này xảy ra không nhiều, nhưng chị em đang dùng thuốc tránh thai cũng cần biết loại thuốc nào làm giảm hiệu lực hoặc làm mất tác dụng của thuốc tránh thai để chủ động dùng thêm biện pháp tránh thai khác.

Thuốc làm mất tác dụng của thuốc tránh thai: thuốc ngủ, an thần kinh (diazepam, phenobarbital...). Loại thuốc chống động kinh (carbamazepin, phenytoin, trimethadion, navalproate...). Thuốc chống nấm (griseofulvin). Các loại thuốc trị bệnh lao (rimifon, rifampicin...).

Thuốc làm giảm hiệu lực của thuốc tránh thai: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc trị HIV, thuốc chống tăng huyết áp, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc nhuận tràng, các loại thuốc chống đông máu, than hoạt và các chất hấp phụ (chống ngộ độc), thuốc nội tiết tuyến giáp, thuốc chống trầm cảm 3 vòng...

Để việc tránh thai thật an toàn và dùng thuốc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất, khi đi khám bác sĩ, bạn nên cung cấp thông tin về loại thuốc tránh thai mình đang dùng để được tư vấn cụ thể.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....