Khi mang thai bị đau dạ dày có sao không?

Thứ Hai, 10/09/2018 08:32 AM (GMT+7)

Bà bầu bị dạ dày rất là khó chịu các biểu hiện giống ốm nghén vậy buồn nôn, khó chịu, bụng đầy hơi, khó tiêu và không muốn ăn, sức khỏe của mẹ và con sẽ rơi vào tình trạng thiếu chất, thiếu dinh dưỡng. Vậy nên nhiều người sẽ thắc mắc khi mang thai  bị đau dạ dày có sao không?

Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai là gì?

Nhiều chị em hay nhầm nhầm lẫn đau dạ dày với các dấu hiệu nghén với nhau vì chúng có chung biểu hiện như buồn nôn hay nôn, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, chỉ có khác 1 điều của bệnh dạ dày là ợ chua, đau âm ỉ hay nóng ở thượng vị.

Đau nhiều vào lúc khi ta ăn quá no hay quá đói, hay những món ăn yêu thích của em như xoài xanh, cóc, ổi, mận, khế, me,…Chấm ớt sẽ làm bạn khó chịu cồn cào hơn vì đau bụng bởi có nhiều acid và ớt sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày không tốt cho bà mẹ.

Khi nghén có biểu hiện nôn nhiều lại dẫn đến đau bụng, khi tử cung to lên thì triệu chứng này cũng sẽ hết, và vị trí dạ dày thay đổi, thức ăn hay bị ứ đọng, và không tiêu sẽ làm niêm mạc bị tổn thương, dẫn đến các chị em khó chịu hơn và kém ăn mất ngủ,…dẫn đến suy ngược cơ thể và khả năng thai nhận dinh dưỡng kém không hấp thu đầy đủ các chất, chậm phát triển, bị sinh non, nhẹ cân.

Bị đau dạ dày khi mang thai có sao không?

Không hấp thu dinh dưỡng cả mẹ và con do vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi do vậy chúng ta cần có 1 kế hoạch về các bữa ăn của mình, về giờ giấc nghỉ ngơi để giúp bệnh giảm thiểu đi.

Mẹ bầu thường chia nhiều bữa ăn nhỏ thay bằng 3 bữa ăn chính, nếu 1 bữa ăn quá no làm cho dạ dày căng phồng, áp lực lên vùng bụng.

Sau mỗi bữa ăn không nên hoạt động ngay mà nghỉ ngơi thư giãn thoải mái sẽ tốt cho sức khỏe và chuyển hóa thức ăn trong dạ dày được lưu thông hơn và ngăn ngừa trào ngược thức ăn nên thực quản.

Mẹ bầu có thể chọn các thành phần tinh bột tốt cho dạ dày, nếp, bột gạo, hay các chất dinh dưỡng khác như sữa, cháo cá chép, súp,…Hay có thể dùng nước trái ép hoa quả như gừng, nước ép cải, bơ, củ cải, ngó sen, khoai tây.

Mẹ bầu bị đau dạ dày cần tránh

không đi lại nhiều làm việc ngay sau ăn, sau 2 – 3h mẹ bầu hãy nên vận động nhẹ nhàng cơ thể.

Mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý những nơi thoáng mát tránh ồn, tránh căng thẳng, stress để giảm các hiện tượng thừa axit trong dạ dày.

Các bà mẹ bị bệnh dạ dày hay không bị bệnh khi mang thai cũng cần nên tránh các đồ bia, rượu, đồ uống có ga, các chất kích thích thuốc lá hay cafe,…Để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay gây nên co thắt dạ dày.

Khi ăn uống chúng ta không nên các đồ ăn cứng, dày gây nên bệnh tiêu hóa, các đồ chiên nóng, nướng, món gỏi, nem chua, món sống không nên ăn sẽ làm bạn càng khó chịu hơn và thức ăn đó sẽ gây hại cho dạ dày.

Mà chúng ta nên chọn thức ăn mềm mà nhiều dinh dưỡng như món hầm gà, hầm thịt,…Đừng quên kèm theo các món rau xanh như rau chân vịt, súp nơ xanh, rau bắp cải, các loại hoa quả như na, bơ, hồng xiêm, sẽ tốt hơn cho mẹ và bé.

 

System

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....