Khi nào bà bầu có dấu hiệu chuyển dạ?

Thứ Năm, 11/10/2018 11:22 AM (GMT+7)

Thông thường, phụ nữ mang thai đủ 9 tháng 10 ngày thì sẽ sinh nở. Tuy nhiên, ngày nay nhiều phụ nữ thường chuyển dạ sớm hơn thời gian dự kiến mà bác sĩ đưa ra. Vậy nên nắm bắt được dấu hiệu chuyển dạ là rất cần thiết để mẹ có thể đến bệnh viện sinh em bé kịp thời.

Những điều cần biết về chuyển dạ

Theo nghiên cứu, chuyển dạ là một loạt hiện tượng mà phụ nữ mang thai sẽ gặp phải ở cuối thai kỳ làm cho thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo. Chuẩn đoán sự chuyển dạ không chính xác có thể dẫn đến sự lo lắng cho chính bà bầu cùng người thân hoặc xử trí can thiệp không cần thiết làm ảnh hưởng đến sức khỏe sự an toàn của mẹ và thai nhi.

Empty

Thông thường, khi chuyển dạ, phụ nữ mang thai thường có triệu chứng đau bụng từng cơ do co bóp ở vùng tử cung, tần số co bóp tử cung thường đạt 3 cơn rong thời gian 10 phút, mỗi cơn kéo dài trên 20 giây; sản phụ thấy ra dịch nhầy có máu ở âm đạo; cổ tử cung xóa hết hoặc gần hết và đã mở từ 2cm trở lên; hình thành được đầu ối.

Khi phát hiện triệu chứng đau bụng do co bóp tử cung thì cần đưa bà bầu đến bệnh viện để sinh nở. Tại đây các bác sĩ sẽ khám xét và tư vấn sinh nở cho bà bầu và gia đình. Sản phụ sẽ được khám toàn thân để đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, đo huyết áp, đo thân nhiệt, nghe tim phổi; khám phát hiện triệu chứng phù, tình trạng da - niêm mạc; quan sát toàn bộ thể trạng, chiều cao, thấp lùn, què thọt...

Theo dõi sản phụ chuyển dạ đẻ thường

Khi sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ đẻ thường, yêu cầu tốt nhất là đến cơ sở y tế thuận tiện, không nên để chậm trễ vì có thể bị đẻ rơi dọc đường, việc sinh đẻ cũng phải được theo dõi tại cơ sở y tế.

Cuộc chuyển dạ phải được theo dõi bằng biểu đồ chuyển dạ, ghi và phân tích biểu đồ, phát hiện các yếu tố bất thường để kịp thời xử trí bằng thuốc, thủ thuật, phẫu thuật hay chuyển tuyến; đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

- Theo dõi toàn thân: mạch trong lúc sản phụ chuyển dạ phải lấy 4 giờ một lần, ngay sau khi sinh đẻ phải đếm mạch, ghi trong hồ sơ sau đó cứ 15 phút một lần trong giờ đầu, 30 phút một lần trong giờ thứ hai và 1 giờ một lần trong 4 giờ tiếp theo.

Empty

- Theo dõi cơn co tử cung: ghi nhận độ dài của một cơn co tử cung và khoảng cách giữa 2 cơn co. Trong pha tiềm tàng đo cơn co tử cung 1 giờ một lần trong 10 phút, pha tích cực đo 30 phút một lần trong 10 phút.

- Theo dõi nhịp tim thai: nghe tim thai ít nhất 1 giờ một lần ở pha tiềm tàng, 30 phút một lần ở pha tích cực. Nghe tim thai trước và sau khi vỡ ối hay khi bấm ối.

- Theo dõi tình trạng ối: nhận xét tình trạng ối mỗi lần thăm khám âm đạo mỗi 4 giờ một lần và khi ối vỡ.

- Theo dõi mức độ xóa mở cổ tử cung: Thăm khám âm đạo 4 giờ một lần khi ối vỡ và khi quyết định cho sản phụ rặn.

- Theo dõi mức độ tiến triển của ngôi thai: Phải đánh giá mức độ tiến triển của đầu thai nhi bằng cách nắn ngoài thành bụng và thăm khám âm đạo.

- Theo dõi khi sổ thai nhi và sổ nhau thai: Phải thực hiện đúng theo quy định của kỹ thuật đỡ đẻ thường với thai nhi có ngôi chỏm.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...