Khi nào thì cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra bệnh lây qua đường tình dục?

Thứ Tư, 09/10/2019 06:05 PM (GMT+7)

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hay nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục STIs được hiểu là một. Bệnh có khả năng lây từ mẹ sang con, lây qua truyền máu, sử dụng chung bơm kim tiêm. Vì vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh là việc cần thiết, đặc biệt là những người trong độ tuổi quan hệ tình dục mạnh.

benh-lay-qua-duong-tinh-duc

 Đây là những bệnh nhiễm trùng lây lan qua tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục, dịch tiết của bộ phận sinh dục của người bị bệnh với niêm mạc (mắt mũi, miệng, hậu môn) với phần da tổn thương của người lành thông qua hoạt động tình dục. STI có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, thậm chí có thể gây tử vong. Ngoại trừ cảm lạnh và cúm, STI là loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất (dễ lây lan).

Theo thống kê cho biết, tại Hoa Kỳ, mỗi năm có hàng triệu trường hợp mắc phải các loại bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Mặc dù một số căn bệnh STI có thể được điều trị và chữa khỏi, nhưng một số khác thì không thể.

Một số bệnh STIs phổ biến nhất 

Chlamydia: Là bệnh gây ra bởi vi khuẩn, có thể truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở miệng, cơ quan sinh sản, niệu đạo và trực tràng. Ở phụ nữ, nơi nhiễm trùng phổ biến nhất là cổ tử cung.

Bệnh lậu: Bệnh lậu và Chlamydia thường xảy ra cùng nhau. Bệnh lậu cũng được gây ra bởi vi khuẩn có thể truyền sang bạn tình khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

Mụn rộp sinh dục: Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Nó được gây ra bởi một loại virus gọi là virus Herpes simplex (HSV). Nhiễm trùng HSV có thể gây ra vết loét và mụn nước quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Đôi khi, nhiễm HSV không gây ra vết loét, hoặc bị nhiễm HSV nhưng không phát hiện ra. Mụn rộp sinh dục là loại bệnh khó chữa. Tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các tổn thương và làm giảm nhẹ mức độ hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra.

Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV): Gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch khi mắc phải HIV/AIDS. Một khi có virus HIV ở trong cơ thể, nó sẽ tấn công hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, cơ thể bạn sẽ ít có khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng như viêm phổi, một số loại ung thư và nhiễm trùng khác.

Nhiễm sùi mào gà sinh dục papillomavirus ở người (HPV): Giống như tất cả các loại virus, HPV gây nhiễm trùng bằng cách xâm nhập vào các tế bào. Khi ở trong một tế bào, HPV sẽ kiểm soát các bộ phận bên trong tế bào và sử dụng tế bào đó để tạo ra các bản sao của chính nó. Những bản sao này sau đó sẽ lây nhiễm cho các tế bào khác gần đó.

Bệnh giang mai: Do vi khuẩn gây ra. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết tổn thương trên da hoặc qua tiếp xúc với chỗ đau của người bị mắc giang mai. Vết tổn thương này thường xuất hiện trên âm đạo, hậu môn hoặc dương vật. Bệnh giang mai thường lây lan qua quan hệ tình dục. Các vết loét ở bộ phận sinh dục cũng làm cho việc truyền nhiễm HIV dễ dàng hơn. Bệnh giang mai cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc với nốt phát ban xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh.

Trùng roi âm đạo -Trichomonas: Là một loại bệnh gây ra bởi ký sinh trùng siêu nhỏ Trichomonas vagis. Nó được lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh viêm gan B: Là một bệnh nhiễm trùng do virus viêm gan B gây ra. Bệnh này dễ lây lan và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Các dấu hiệu bạn nên nghĩ ngay đến các bệnh lây qua đường tình dục

Các dấu hiệu chung

Có dấu hiệu loét hay mụn nước gần bộ phận sinh dục, miệng

Tiểu buốt hoặc rát

Hạch ở háng sưng lên

Sốt, ớn lạnh, sưng họng, nóng sốt, nổi mẩn trên da, đau và sưng khớp xương

Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục

Người bệnh thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, vàng da, vàng mắt, đau vùng gan bụng trên bên phải

Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể xuất hiện vài ngày sau khi tiếp xúc, cũng có thể mất nhiều năm trước khi bạn thấy bất cứ dấu hiệu đáng chú ý nào.

 Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh ở nữ

Đau vùng bụng dưới

Chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt

Nóng rát hoặc ngứa xung quanh âm hộ

Đau khi giao hợp

Huyết trắng ra nhiều, màu đục hơn và có mùi hôi

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm bệnh ở nam

Nam giới có giọt mủ ở đầu dương vật vào mỗi buổi sáng khi thức dậy (bệnh lậu) ngoài các triệu chứng chung kể trên.

Khi nào thì cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra bệnh STDs/STIs?

Giao hợp qua âm đạo, hậu môn hoăc miệng, không sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Dùng chung kim tiêm chích ma túy, giao hợp với người dùng chung kim tiêm.

Cảm thấy bản thân bị phơi nhiễm hoăc có dấu hiêu STI.

Phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục

Sử dụng bao cao su khi quan hệ phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục

Các con đường lây truyền bệnh

Quan hệ tình dục với người bị bệnh STI.

Từ mẹ bị lây bệnh sang con trong thời gian mang thai, sinh con hoặc cho con bú.

Truyền máu không an toàn.

Lây truyền qua sinh hoạt hàng ngày: Dùng chung dao cạo, ống tiêm và bơm kim tiêm.

STIs có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào? 

Bị STIs khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi. Bệnh lậu và Chlamydia đều có thể ảnh hưởng, khiến trẻ có thể nhiễm trùng mắt, viêm phổi. Bệnh giang mai có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu. Nhiễm HIV có thể truyền sang em bé.

Nếu đang mang thai và bạn hoặc chồng/đối tác của bạn đã bị STI, hãy cho bác sĩ đang chăm sóc sức khỏe thai sản vì em bé có thể gặp nguy hiểm. Các xét nghiệm phát hiện một số STIs được cung cấp thường xuyên trong quá trình chăm sóc thai sản. Tốt nhất là bạn nên điều trị STI sớm để giảm khả năng thai nhi bị nhiễm bệnh.

Phòng ngừa và điều trị bệnh lây qua đường tình dục bằng cách nào?

Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh phải ngừng quan hệ tình dục để khám và điều trị chuyên khoa.

Duy trì lối sống chung thủy với một vợ/một chồng, hạn chế có nhiều bạn tình

Tiêm phòng ngừa một số bệnh STI

Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục với người mình không biết rõ có bệnh hay không

Không uống rượu bia, sử dụng ma túy

Tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ

Tránh dùng chung các vật dụng có khả năng lây bệnh cao như dao cạo, ống tiêm và kim tiêm

Duyen

Cùng chuyên mục

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự Chủ động phòng ngừa và điều trị vô sinh ở nam giới và nữ giới

Được làm cha, làm mẹ là mong mỏi bình dị, thiêng liêng của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân...

Phóng sự Mang thai, nạo phá thai ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng: Nguyên nhân và những hậu quả đáng tiếc

Do những nguyên nhân khác nhau, quan hệ tình dục sớm và tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi VTN đang là vấn đề...