Khi người cao tuổi ngủ nhiều: Có đáng lo ngại hay không?

Thứ Ba, 23/07/2019 07:21 AM (GMT+7)

Thông thường khi tuổi cao người ta thường khó ngủ hoặc trở nên ngủ ít hơn vào ban đêm. Nhưng cũng có trường hợp người cao tuổi ngủ quá nhiều. Nguyên nhân vì sao? Có đáng lo ngại hay không?

nguoi-cao-tuoi-ngu-nhieu

Lý do có thể khiến một số người già ngủ cả ngày

Trầm cảm: Người cao tuổi có thể gặp vấn đề về giấc ngủ do trầm cảm. Căn bệnh này có thể khiến người bệnh lúc nào cũng mệt mỏi, chán ăn, lười hoạt động, giao tiếp, buồn chán, rối loạn giấc ngủ... Đa số trường hợp người cao tuổi không xác định sớm các triệu chứng này và không  được điều trị kịp thời.

Mất hứng thú với cuộc sống: Ngủ suốt ngày có thể bởi người đó chỉ cảm thấy không có hứng thú với cuộc sống. Sự nhàm chán, mất hứng thú là một vấn đề nghiêm trọng đối với người già khiến họ có thể bắt đầu ngủ nhiều hơn khi nhu cầu về tinh thần, thể chất và cảm xúc của họ không được quan tâm đến. Hậu quả của tình trạng này kéo dài thường dẫn đến trầm cảm và có thể gây ra rối loạn giấc ngủ (mất ngủ ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày).

Do tác dụng của thuốc: Người cao tuổi thường mắc một số bệnh lý và phải dùng thuốc. Những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có loại gây buồn ngủ như thuốc kháng histamin, thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc điều trị bệnh tim mạch...

 Sa sút trí tuệ: Buồn ngủ ban ngày và ngủ nhiều đôi khi là dấu hiệu của chứng mất trí nhớ hay còn gọi là sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Nhiều người mắc chứng mất trí nhớ có biểu hiện ngủ bất thường - Mất ngủ vào ban đêm và ngủ rũ vào ban ngày. Điều này xảy ra vì cách não kiểm soát sự thay đổi giấc ngủ trong chứng mất trí. Các vấn đề về giấc ngủ càng rõ hơn ở những người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer, một căn bệnh sa sút trí tuệ.

Có khối u não: Nếu một người già phàn nàn về đau đầu và đột nhiên bắt đầu ngủ nhiều hơn bình thường có thể bị u não, tuy ít gặp. Ngoài dấu hiệu ngủ nhiều, người bị u não có thể có các triệu chứng khác như hay ngất, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu dữ dội và co giật.

Điều cần làm

Như vậy, nếu thấy một người cao tuổi ngủ nhiều hơn bình thường, chúng ta cần lưu tâm. Điều quan trọng là xác định vấn đề giấc ngủ ở người cao tuổi với nguyên nhân và các triệu chứng đi kèm. Xem xét các loại thuốc đang uống của người cao niên trong nhà, trao đổi với bác sĩ và hỏi về tác dụng phụ của những loại thuốc này.

Có thể thay đổi đơn thuốc để xem liệu nó có cải thiện tình trạng của bệnh nhân hay không. Nếu do bệnh Alzheimer, cần giúp bệnh nhân thiết lập thói quen ngủ vào giờ nhất định với những điều kiện thoải mái hỗ trợ cho giấc ngủ cùng xây dựng mức độ hoạt động thể chất phù hợp vào ban ngày. Nếu người già cảm thấy bị bỏ rơi và điều này khiến họ cảm thấy buồn bã, chán nản, giải pháp là quan tâm, nói chuyện với họ và lôi kéo họ tham gia các hoạt động hữu ích để khiến họ cảm thấycuộc sống năng động, giàu ý nghĩa hơn. Tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, do đó các vấn đề sức khỏe của người cao tuổi càng cần được quan tâm chăm sóc hơn nữa.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...