789

Kiểm tra sức khỏe để mẹ tròn con vuông

Thứ Ba, 10/05/2016 04:28 PM (GMT+7)

Theo TS.BS. Lê Thị Thu Hà (BV. Từ Dũ), hầu như ngày nào cũng có những trường hợp sản phụ có bệnh lý đi kèm đến khám: tim mạch, cường giáp (basedow), hen suyễn, đái tháo đường... Nhiều bệnh lý gây ra các biểu hiện lâm sàng như: mệt mỏi, khó thở khi mang thai hoặc thai phụ đã biết bệnh trước đó. Nhưng cũng có những trường hợp thai phụ hoàn toàn không biết rằng mình mắc bệnh cho đến khi được phát hiện hoặc xảy ra sự cố.

Đó là trường hợp chị Huỳnh Thị M.T. (27 tuổi, Hóc Môn - TP.HCM) không khám thai trước đó vì thấy mình khỏe, nhập viện trong tình trạng thai 36 tuần tuổi chết lưu. Thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện người mẹ mắc bệnh đái tháo đường, nhưng trước đó hoàn toàn không có biểu hiện gì.

“Nếu đường huyết của mẹ không được kiểm soát tốt, bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như: người mẹ đái tháo đường dễ bị cao huyết áp, tiền sản giật, sang chấn sản khoa khi sinh do thai to sinh khó, có nguy cơ sinh mổ và dễ bị nhiễm trùng hậu sản. Thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh, sảy thai, hoặc thai có thể to bất thường nên lúc sinh dễ bị kẹt vai, gãy xương đòn. Sinh non và thai suy dinh dưỡng cũng thường xảy ra ở người mẹ bị đái tháo đường. Những bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh về mắt cũng như giảm sức đề kháng của những trẻ non tháng hoặc nhẹ cân nhiều hơn so với trẻ đủ tháng. Bé dễ bị hạ đường huyết sau sinh, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Và thai nhi có thể bị đột tử khi còn trong bụng mẹ”, BS. Thu Hà cảnh báo.

Trong một nghiên cứu của PGS.TS.BS. Nguyễn Hoài Nam - Đại học Y Dược TP.HCM, tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh basedow cũng khá cao, chiếm từ 10 - 39% những người có bướu giáp đến khám tại bệnh viện. Trong đó có đến trên 80% là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ 21 - 30 tuổi.

Theo các chuyên gia y tế, basedow thường làm tăng chuyển hóa, người mẹ dễ bị sụt cân, nên em bé sẽ bị suy dinh dưỡng. Vào thời điểm chuyển dạ, hoặc gặp stress trong thai kỳ, tinh thần hoảng loạn, lo lắng hoặc kích thích dữ dội, người mẹ thường lên cơn bão giáp trạng: sốt cao 40 - 410C, tim đập rất nhanh, có khi lên đến trên 150 lần/phút, hoặc bị rung thất.

Một người phụ nữ bình thường khi làm mẹ đã thở khó khăn, mệt mỏi, ốm nghén. Thai kỳ càng làm tăng gánh nặng chuyển hóa, tăng gánh tuần hoàn, bệnh lý kèm theo của người mẹ càng nặng hơn, tình trạng có thể nguy kịch không ngờ tới. Tai biến mạch máu não có thể xảy ra trên sản phụ bị cao huyết áp.

Chính vì vậy, theo BS. Thu Hà, người phụ nữ cần phải đi khám tổng quát và điều trị bệnh nếu có trước khi có thai. Khi mang thai cần phải khám định kỳ và làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Muốn thai được mạnh trước hết người mẹ phải có sức khỏe tốt.

Bệnh lý tim mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở thai phụ trẻ tuổi. Những người lớn tuổi đã biết mình bị bệnh tim từ trước và được tư vấn hạn chế sinh đẻ. Còn những người trẻ thường không tự biết mình bị bệnh tim mạch ngoại trừ trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh lý tim mạch bẩm sinh. Nhưng trên thực tế, dù họ biết rõ mình bị bệnh tim nhưng vẫn có thể sinh 2, 3 con do nhu cầu có con, đặc biệt là con trai để nối dõi tông đường”.

Tim mạch là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho thai phụ (nhiễm trùng, tăng huyết áp do thai kỳ và xuất huyết). Nguy cơ càng cao khi người phụ nữ đã từng sinh nở và ở lần mang thai sau, chuyện thai ngoài tử cung là khó tránh khỏi, thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Các chuyên gia sản khoa cảnh báo nguy cơ có thể gặp khi sinh của những thai phụ bệnh tim là suy tim cấp, phù phổi cấp có nguy cơ dẫn tới tử vong tùy theo từng loại bệnh lý tim mạch. Con thường bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân và dễ bị suy thai trong quá trình chuyển dạ. Hoặc, có thể trong thời điểm này, bác sĩ cứu sống cả mẹ lẫn con, nhưng thêm một cuộc sinh nở, tim người mẹ sẽ bị suy ngày càng nặng, và tử vong 1 - 2 tháng sau.

Các chuyên gia tim mạch cũng cảnh báo: “Ngày càng nhiều phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ mắc bệnh tim. Tỉ lệ phụ nữ trẻ mắc bệnh van tim đến khám tại đây là từ 10 - 20%, nhiều nơi khác tỉ lệ đó lên đến 25%. Khi mang thai, bệnh tim mạch trở thành gánh nặng cho cơ thể, vì lượng máu nuôi dành cho cả hai mẹ con nhiều gấp 2 - 3 lần, đến lúc đó, các bệnh tim bẩm sinh tiềm ẩn sẽ bộc phát, dẫn đến suy tim, nguy hiểm cho cả con lẫn mẹ, dễ bị sảy thai hơn.

“Bệnh tim van hai lá do thấp khớp ngoài suy tim, còn dẫn đến tăng áp động mạch phổi, do máu không thoát được từ nhĩ trái xuống thất trái. Tùy theo từng trường hợp, các bác sĩ buộc phải chấm dứt thai kỳ, không cho bà mẹ tiếp tục mang thai, hoặc giữ thai và giải quyết các bệnh lý tim mạch trước khi sinh: nong van qua da, mổ để thay van hoặc sửa van. Những phẫu thuật này đều mang lại nguy cơ cao cho bào thai”.

Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ nên đi tầm soát bệnh tim mạch trước khi mang thai, đặc biệt khi có những biểu hiện như: mệt khi gắng sức, khó thở theo tư thế - đặc biệt là nằm ngang, khó thở về đêm, phù chân, tim đập không đều, loạn nhịp, hồi hộp, đánh trống ngực. Bệnh tim một khi đã được điều trị triệt để, người phụ nữ vẫn còn nhiều cơ hội làm mẹ an toàn.

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống

System

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...