789

Làm sao để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn?

Thứ Bảy, 28/04/2018 12:00 AM (GMT+7)

Chu  kỳ kinh nguyệt bỗng dưng ập đến đúng thời điểm bạn đang đi du lịch, đi công tác kèm theo triệu chứng đau bụng, đau lưng… là nỗi khổ mà nhiều chị em phụ nữ đang phải gánh chịu. Vậy phải làm sao để kiểm soát này “đèn đỏ” theo đúng ý muốn của  mình.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời gian hành kinh là giai đoạn mỗi tháng khi buồng trứng bắt đầu quá trình rụng trứng. Quá trình này sẽ gây chảy máu qua âm đạo, thường kéo dài khoảng 3-5 ngày và khác nhau ở mỗi người phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian từ lần hành kinh này đến lượt hành kinh tiếp theo của phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt trung bình được tính là 28 ngày. Trong đó, thời gian dao động của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động từ 21 đến 35 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt cung cấp một loại hóa chất quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh gọi là hormone. Thời gian hành kinh là bước chuẩn bị cho quá trình thụ trinh và mang thai mỗi tháng. Sự lên xuống của lượng hormone trong cơ thể kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 : Giai đoạn hình thành nang mạc kéo dài trong vòng 14 ngày bao gồm cả thời gian hành kinh

Giai đoạn 2 : Đây là giai đoạn rụng trứng, là điểm mấu chốt để bạn có thể tính toán quan hệ để dễ dàng thụ thai. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 1 ngày.

Giai đoạn 3 : Giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt này nằm trong khoảng 13 – 15 ngày tùy thuộc vào chu kỳ của bạn. Đây là giai đoạn chuẩn bị hình thành nang mạc để bắt đầu một chu kỳ mới.

 3 giai đoạn này lặp đi lặp lại từ khi dậy thì cho đến khi tiền mãn kinh. Trừ trường hợp mang thai hoặc mắc các vấn đề bệnh lý hoặc rối loạn kinh nguyệt thì mới bị gián đoạn.

Kinh nguyệt ổn định đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, đối khi kinh nguyệt xuất hiện đúng thời điểm đi du lịch hoặc đi công tác kèm theo các triệu chứng đau bụng, chóng mặt, đau lưng… sẽ khiến cho các chị em phụ nữ không còn thoải mái để vui chơi hoặc làm việc.

4 cách giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oregon khảo sát 1.324 phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai hormone như miếng vá, thuốc viên và vòng tránh thai được khảo sát thì phát hiện có đến 17% số họ dùng nó với mục đích làm thay đổi chu kỳ hành kinh.

Một số biện pháp ngừa thai theo ý muốn:

Thuốc tránh thai Hormone hàng tháng

Loại thuốc uống tránh thai (viết tắt OCP) thường đóng thành vỉ dùng trong 4 tuần: 3 tuần đầu tiên của thuốc có chứa hormones và tuần cuối cùng thường là thuốc giả dược (hoặc đường). Cơ thể thu hồi các hormone trong suốt tuần giả dược đó, và bạn bị chảy máu. Trường hợp bạn muốn trì hoãn kinh nguyệt thì chỉ cần bỏ qua thuốc giả dược tuần sau cùng và uống tiếp thuốc có chứa hormones.

Tuy nhiên việc liên tục dùng viên uống tránh thai (OCP) cũng có thể phát sinh tác dụng phụ. Theo Shirazian, nó phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của mỗi người với thuốc, "một số phụ nữ bị ra ít máu, một số người lại có các triệu chứng khác", như đau ngực, có người lại chẳng thấy phản ứng phụ nào ngoài việc chậm chu kỳ kinh.

Song nên nói với bác sĩ kế hoạch tránh thai bạn mong muốn để họ kê đơn đúng cách bởi nếu theo cách trên, bạn sẽ cần nhiều gói thuốc hơn bình thường trong một năm.

Tránh thai bằng cách kéo dài chu kỳ

Nếu thấy phương pháp uống thuốc tránh thai 3 tuần một lần như trên quá rắc rối, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ chuyển sang biện pháp tránh thai kéo dài chu kỳ. Thuốc uống như Seasonale hoặc Seasonique có gói 90 ngày, mặc dù kỳ kinh nguyệt không hoàn toàn biến mất nhưng có tác dụng làm giảm kinh nguyệt xuống 4 lần/năm.

Lybrel là một loại thuốc kéo dài chu kỳ giúp loại bỏ hoàn toàn kỳ hành kinh của bạn. Lưu ý, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cảnh báo tác dụng phụ không mong muốn là phụ nữ có thể bị chảy máu đột xuất.

Vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai

Cách sử dụng phương pháp này để bỏ qua giai đoạn hành kinh tương tự như uống thuốc viên hàng tháng. Sau ba tuần dùng miếng dán hoặc vòng tránh thai, bạn chỉ cần hoán đổi miếng dán cũ cho một miếng dán mới thay vì tiếp tục dùng nó thêm một tuần.

Giống như thuốc viên, bạn có thể chảy máu đột ngột, nhưng tất cả phụ thuộc vào cơ thể của bạn. Lưu ý, khi bạn dùng vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai mới, hãy bàn với bác sĩ của mình.

System

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...