làm thế nào để bé không bị táo bón khi ăn dặm

Thứ Sáu, 06/09/2019 10:52 AM (GMT+7)

Bé bị táo bón khi tập ăn dặm thường khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ăn không ngon miệng do nhu cầu cơ bản nhất của bé là thải chất thừa, cặn bã ra ngoài đã không được đáp ứng.

Khi bé bước tập làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa, những thực phẩm rắn hơn, thì tính chất phân và mùi của phân cũng thay đổi đáng kể. So với trước đây khi bé bú mẹ hoàn toàn, phân của bé mịn và có mùi dễ chịu hơn chứ không khó chịu như khi ăn dặm.

tải xuống (1)

Mỗi khi bé được làm quen với một loại thực phẩm mới, phân của bé sẽ có màu tương tự như vậy, ví dụ phân của bé có màu cam khi mẹ cho bé ăn cà rốt, màu xanh khi ăn rau. Một số bé đi phân lổn nhổn do dạ dày bé chưa đủ khả năng tiêu hóa hết những mẩu nhỏ thức ăn.

Bé ăn dặm đồng nghĩa với việc bé thay đổi thói quen đại tiện. Bé có thể vài ngày mới đi đại tiện một lần. Tuy nhiên nếu phân của bé vẫn mềm thì mẹ không cần lo lắng quá. Chỉ khi bé gặp khó khăn lúc đại tiện vì phân cứng, rắn, lúc đó mới có thể xác định bé mắc chứng táo bón.

Dấu hiệu bé bị táo bón khi tập ăn dặm

- Dấu hiệu rõ ràng nhất là phân của bé cứng và khô

- Bé khóc khi đại tiện

- Bé chán ăn, quấy khóc, khó chịu khi ăn

- Bé đại tiện ra máu

Cách phòng ngừa bé bị táo bón khi tập ăn dặm

Bố mẹ cần chú ý một số vấn đề dinh dưỡng sau để hạn chế khả năng gây táo bón, cho con vui khỏe lớn khôn nhé:

143642-nhiet2-1495854871936

- Tập cho bé ăn dặm bằng bột yến mạch hay bột ngũ cốc tổng hợp, bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa: bơ, khoai lang trước khi cho bé làm quen với những loại củ, quả khác.

- Bổ sung loại trà dành riêng cho bé vào thực đơn, nên pha loãng với nước sôi để nguội rồi cho vào bình cho con “ti” hoặc cho uống bằng thìa để bổ sung lượng nước hàng ngày cho bé, trà chủ yếu được chiết xuất từ các loại hoa quả nên còn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé và giúp cân bằng đường ruột.

- Pha loãng nước ép hoa quả: lê, đào, mận,…cho bé uống, có tác dụng kích thích, giúp bé đi tiêu đều đặn, tránh hiện tượng táo bón.

- Kết hợp thực đơn ăn dặm và bổ sung sữa mẹ hàng ngày cho bé tới khi con được là 24 tháng tuổi, không cai sữa con quá sớm.

- Một số thực phẩm nếu bổ sung quá nhiều có thể khiến con bị táo bón: bột gạo ăn dặm, chuối chưa chín, khoai tây, bánh mỳ, mỳ sợi dầm nhuyễn, thậm chí cả sữa chua và phô mai, …

Khi trẻ đến tuổi ăn dặm (từ 4-6 tháng tuổi), ngoài sữa, trẻ sẽ phải tập ăn các thức ăn đặc dần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng (tăng cân, tăng chiều cao) cũng như các phương diện khác của quá trình phát triển như động tác cắn, nhai và nói.

Vì bước qua một giai đoạn tiếp xúc với những loại thực phẩm mới nên một số rắc rối ở đường tiêu hoá phát sinh. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở lứa tuổi này là trẻ bị trướng bụng, đầy hơi, táo bón, không chịu ăn, tiêu chảy…

Nếu để tình trạng này kéo dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, khi trẻ đã suy dinh dưỡng sẽ lại càng dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn, từ đó tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng luẩn quẩn không thể thoát ra được.

Bên cạnh các biện pháp như: giữ vệ sinh trong ăn uống cho trẻ, tẩy giun đúng lịch, cho trẻ ăn nhiều chất xơ… Bạn cũng nên chú ý bổ sung cho trẻ một số vi khuẩn (Probiotic) có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên chỉ bổ sung cho bé những vi sinh có ích thôi là chưa đủ, bạn cần cung cấp thêm cả thức ăn (Prebiotic- chất xơ hòa tan) cho các vi khuẩn này tồn tại và phát triển trong ruột của bé. Vì vậy, khi lựa chọn men vi sinh nên chọn những men chứa cả 2 thành phần này.

Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới tập ăn dặm. Các mẹ nên nghiên cứu kỹ ưu nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm, để từ đó chọn lựa được phương pháp phù hợp với bé. Mẹ cũng nên cân bằng dinh dưỡng cho con, tránh tình trạng bé phải dung nạp quá nhiều chất đạm, thiếu chất xơ, dẫn đến táo bón. Táo bón lâu ngày sẽ sinh biến chứng gây hại cho sức khỏe của bé.

Bố mẹ cũng cần chú ý cách chế biến một số loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con, đồng thời không biến thực đơn hàng ngày trở thành  thủ phạm khiến con bị táo bón

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...