Làm thế nào để nhận biết trẻ bị tật tim bẩm sinh?

Thứ Hai, 19/08/2019 09:30 AM (GMT+7)

Những bệnh về tim luôn là nỗi lo của các ông bố bà mẹ khi có con, vậy làm thế nào để nhận biết được trẻ bị tật tim bẩm sinh? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

 Những em có tật tim bẩm sinh thường bú hoặc ăn kém, khi bú dễ bị mệt, có khi phải ngưng lại để thở rồi mới bú tiếp. Do đó, trẻ chậm lên cân, thậm chí sụt cân, chậm mọc răng, chậm biết lật, bò, đứng và đi hơn so với trẻ bình thường. Trong một số trường hợp, trẻ mang tật tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe. Một số bệnh khác cũng đi kèm với tật tim bẩm sinh như hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay, ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ…

trang20_m_di_tat_ve_tim_khien_tre_gap_kho_khan_trong_ho_hap_va_anh_huong_den_su_phat_trien_1412479441325_jryb

Nguyên nhân khiếm khuyết tim bẩm sinh

Nguyên nhân dị tật tim bẩm sinh ở trẻ: 

Dị tật tim bẩm sinh là hiện tượng có bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn, van tim và những mạch máu lớn xuất phát từ tim. Một số nguyên nhân của tật tim bẩm sinh là:

  • Do bất thường của các nhiễm sắc thể số 13, 18, 21 (gây hội chứng Down), số 22, hoặc các nhiễm sắc thể giới tính như XO (gây hội chứng Turner), XXY (hội chứng Klinefelter). Những bất thường này không di truyền mà xảy ra ở một thế hệ.
  • Do di truyền trong gia đình khiến tật tim bẩm sinh xảy ra trong nhiều thế hệ của gia tộc. Nguyên nhân này chiếm khoảng 3% các trường hợp mắc bệnh.
  • Do môi trường sống tác động lên cơ thể của bà mẹ lúc mang thai như tia phóng xạ, tia quang tuyến X, hóa chất, rượu, thuốc, đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc nội tiết tố; hoặc mẹ mắc một số bệnh do siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ như quai bị, rubéole, herpès…
  • Do mẹ mắc một số bệnh như tiểu đường, lupus đỏ…

Làm thế nào để tránh cho trẻ bị tật tim bẩm sinh

nguyen-nhan-tre-bi-tim-bam-sinh2-500x334

Mẹ nên đi khám định kì khi mang thai

Tốt nhất là trước khi dự định mang thai, mẹ nên khám sức khỏe định kỳ, chủng ngừa một số bệnh như sởi, quai bị, rubéole, viêm gan siêu vi B và điều trị các bệnh tiểu đường, lupus đỏ… nếu có. Trong quá trình mang thai, bà mẹ phải thường xuyên theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế. Tránh uống rượu, tiếp xúc với các hóa chất, độc chất, không chụp hình bằng tia X. Khi dùng bất cứ thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chẩn đoán và điều trị

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng bệnh, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác. Hiện nay trên thế giới, phần lớn các trường hợp tật tim bẩm sinh được điều trị khỏi bằng phẫu thuật, sửa chữa những khuyết tật trong tim, hoặc các biện pháp điều trị can thiệp khác mà không cần phẫu thuật. 

Những trẻ có tật tim bẩm sinh không thể phẫu thuật được hoặc đang trong thời gian chờ phẫu thuật cần được điều trị và theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như suy tim, cơn khó thở tím hoặc nhiễm trùng nặng.

Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng của trẻ có tật tim bẩm sinh. Nếu cần nhổ răng, cha mẹ phải thông báo cho nha sĩ biết bệnh của trẻ để các em được uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng trước và sau nhổ.

Nguồn: Bệnh trẻ em

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Tại sao sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn 'dính bầu'?

“Chuyện ấy” thường thú vị và đầy cám dỗ nhưng cũng có thể mang tới những muộn phiền và kết cục không...

Rối loạn kinh nguyệt khi dùng viên uống tránh thai hàng ngày có sao không

Viên uống tránh thai hàng ngày là biện pháp ngăn ngừa thai đơn giản, được sử dụng phổ biến hiện nay.

Rong kinh khi uống thuốc tránh thai có nguy hiểm?

Tôi có con đầu lòng hơn 1 tuổi, chưa muốn sinh tiếp nên đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử...

Sứ mệnh kép của những chiếc bao cao su

Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, con người ngày càng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng các...