Lịch tiêm phòng cho bà bầu theo từng giai đoạn mang thai

Thứ Sáu, 23/11/2018 09:26 PM (GMT+7)

Nếu muốn bảo vệ tối đa sức khỏe mẹ và bé, bà bầu đừng quên lịch tiêm phòng trước và trong thai kỳ.Tiêm phòng trước và trong giai đoạn mang thai là việc làm cần thiết bảo vệ mẹ và bé.

Nếu muốn bảo vệ tối đa sức khỏe mẹ và bé, bà bầu đừng quên lịch tiêm phòng trước và trong thai kỳ.Tiêm phòng trước và trong giai đoạn mang thai là việc làm cần thiết bảo vệ mẹ và bé.

Khi lên kế hoạch có thai, bà bầu nên tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra kháng thể các bệnh phổ biến như viêm gan B, sởi, rubella... Trường hợp không có kháng thể, bà bầu cần tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng theo lịch cụ thể.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu

Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước khi mang thaiViêm gan BPhụ nữ chuẩn bị mang thai cần tiêm 3 mũi vắc xin viêm gan B để phòng bệnh. Trong đó, mũi đầu tiêm trước khi thụ thai khoảng 7 tháng. Mũi thứ hai cách mũi đầu 1 tháng và mũi thứ ba cách mũi đầu tiên khoảng 6 tháng.

CúmTheo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), bà bầu nên tiêm vắc xin cúm để bảo vệ mẹ và bé. Vì vậy, bà bầu nên tiêm phòng trước khi có thai ít nhất khoảng 1 tháng. Trường hợp bà bầu bị cúm trong thai kỳ, chị em nên đến bệnh viện để kịp thời điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu

Phụ nữ chuẩn bị mang thai sẽ được tư vấn tiêm từ 1 – 2 mũi tiêm thủy đậu trước khi có thai khoảng 3 tháng. Nếu phát hiện có thai, tuyệt đối không được tiêm loại vắc xin này.

Sởi – quai bị - rubella

Bà bầu cần tiêm một mũi vắc xin sởi - quai bị - rubella trước khi có thai 1 tháng. Không tiêm loại vắc xin này khi mang thai.

lich-tiem-phong-cho-ba-bau-theo-tung-giai-doan-mang-thai1-2018-11-28-15-39

Lịch tiêm phòng cho bà bầu trong thời kỳ mang thaiTiêm bổ sung mũi cúm, viêm gan BKhi mang thai nhưng bà bầu vẫn chưa tiêm phòng đầy đủ, chị em nên tiêm các loại vắc xin bổ sung như cúm, viêm gan B. Mũi vắc xin viêm gan B dành cho bà bầu chưa tiêm, tiêm chưa đủ mũi hoặc đang mắc các bệnh gan mãn tính.

Uốn ván

Những bà bầu mang thai lần đầu chưa tiêm mũi vắc xin uốn ván trong khoảng 5 năm đến thời điểm hiện tại, chị em cần tiêm 2 mũi phòng bệnh. Cụ thể:

Tiêm vắc xin uốn ván mũi 1: Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.

Tiêm vắc xin uốn ván mũi 2: Sau mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng và cách ngày dự sinh tối thiếu 1 tháng.

Mũi tiêm uốn ván dành cho bà bầu mang thai lần 2 sẽ khác so với lần mang thai đầu tiên. Số mũi tiêm uốn ván phụ thuộc vào khoảng cách mũi tiêm cuối cùng. Cụ thể:

Bà bầu mang thai lần 2 và những lần tiếp theo chưa tiêm vắc xin uốn ván trong vòng 5 năm: Tiêm một mũi vào giai đoạn tháng thứ 4 hoặc thứ 5 trong thai kỳ.

Bà bầu đã tiêm 3 – 4 mũi uốn ván, lần tiêm cuối cùng cách khoảng 1 năm: Tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

Bà bầu đã tiêm đầy đủ 5 mũi vắc xin uốn ván trong lần mang thai đầu: Lần sau không cần phải tiêm bổ sung.

Sau 5 mũi tiêm, khả năng bảo vệ mẹ và bé trước bệnh uốn ván lên đến 95%. Trường hợp, bà bầu đã tiêm mũi uốn ván thứ 5 trên 10 năm, cần tiêm nhắc lại 1 mũi trong thai kỳ.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....