Lý do khiến trẻ bị chảy máu cam và cách sơ cứu

Thứ Năm, 14/02/2019 02:04 PM (GMT+7)

Đôi khi trẻ bị chảy máu cam đột ngột khiến cha mẹ không biết xử lý thế nào cho đúng cách. Nguyên nhân từ đâu mà trẻ lại bị chảy máu cam và phải làm thế nào nếu gặp trường hợp này. Cha mẹ nên tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Lý do khiến trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam thường hay xuất hiện ở những trẻ từ 2–3 tuổi. Có những trẻ trong một tuần có thể bị chảy máu cam tới 3 đến 4 lần. Hiện tượng này về cơ bản thì không đáng lo và có thể  tự hết được. Nhưng nếu chảy máu quá nhiều thì cha mẹ cần xét đến nguyên nhân để tìm được phương án xử lý đúng đắn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi như mạch máu quá nhạy cảm và khá mong manh. Bởi vậy chúng có thể vỡ ra khi thời tiết hanh khô. Bên cạnh nguyên nhân này, còn thêm một số lý do khác như:

  • Do trẻ ngoáy mũi
  • Trẻ vô tình cào vào phía bên trong mũi
  • Trẻ vô tình nhét dị vật vào mũi
  • Do thời tiết hanh khô
  • Trẻ tự cọ xát vào mũi
  • Để trẻ ở dưới ánh mặt trời quá lâu
  • Trẻ bị va chạm mạnh ở mũi khi vui chơi, đùa nghịch hay chạy nhảy xung quanh
  • Trẻ hắt hơi mạnh và quá nhiều lần
  • Khi trẻ xì mũi quá mạnh
    photo1531284015720-1531284015720188045391

Sơ cứu thế nào khi trẻ bị chảy máu cam

Nên chăm sóc cho trẻ đúng cách, phần lớn những trường hợp chảy máu mũi sẽ tự ngừng. Sau khi trẻ đã bình tĩnh trở lại, hãy thực hiện các bước sau:

Yêu cầu trẻ xì mũi thật nhẹ nhàng để loại bỏ cục máu đông đã hình thành trong mũi. Điều này có thể sẽ khiến máu chảy nhiều hơn trong chốc lát nhưng rồi mọi việc sẽ ổn. Bỏ qua giai đoạn này nếu trẻ đang còn quá nhỏ.

Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống dưới họng, tránh gây nôn mửa và tiêu chảy. Không đặt trẻ nằm ngả đầu ra sau hay kẹp đầu giữa hai đầu gối.

Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt bên cánh mũi của trẻ. Không bóp vào phần xương sống mũi, làm vậy không giúp cầm máu, cũng không ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.

Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, dùng đồng hồ để căn giờ chính xác. Trong khi chờ đợi, cho trẻ đọc sách và xem tivi. Đừng thả tay thường xuyên để kiểm tra máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo thành cục máu đông. Thả tay quá sớm hay thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.

Nếu muốn, mẹ có thể chườm lạnh hay đặt khăn lên vùng gốc mũi và má của trẻ, cho trẻ ngậm một viên đá. Điều này giúp máu ở mũi co lại, làm chậm đi quá trình chảy máu. Chỉ nên áp dụng biện pháp này nếu như được sự đồng ý từ trẻ.

Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ có trong miệng vì nuốt máu có thể gây ra nôn. Cho trẻ uống thêm chút nước mát để bớt căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng. Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy hay chưa.

Nếu máu tiếp tục chảy thì làm lại các bước trên thêm một lần nữa. Có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu.

Tuyệt nhiên cha mẹ hãy xử lý từng bước và thật bình tĩnh, tránh làm trẻ cũng hốt hoảng theo mà máu sẽ chảy nhiều hơn. Nên giữ cho trẻ được thoải mái và coi như chuyện bình thường để hiện tượng chảy máu cam nhanh dừng.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...