Lý giải về những cú đạp của thai nhi trong bụng mẹ

Thứ Tư, 26/12/2018 05:54 PM (GMT+7)

Thai nhi đạp trong bụng mẹ nhiều hay ít được xem là một dạng hoạt động. Hiện tượng đạp của thai nhi trong bụng mẹ chứng tỏ bé rất khỏe mạnh và đang muốn giao tiếp với bên ngoài.

co-dang-lo-hay-khong-khi-thai-nhi-24-tuan-tuoi-dap-nhieu-vao-ban-dem2

Lý giải về những cú đạp của thai nhi trong bụng mẹ

Khi mang thai ở  những tháng giữa và tháng cuối mẹ thường cảm nhận được sự chuyển động của bé. Sự chuyển động này thường xuất hiện vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

Trong quá trình phát triển, thai nhi đạp thường kèm theo cả nấc, bé nhào lộn và có rất nhiều chuyển động khác nhau. Bên cạnh đó, khi bé đạp mẹ chỉ cảm thấy rung động nhẹ hoặc cảm giác sột soạt trong bụng. Bắt đầu từ tháng thứ 8 em bé sẽ thay đổi vị trí đạp.

Hành động đạp của thai nhi thể hiện:

- Thai nhi đạp để phản ứng với môi trường bên ngoài: ở trong dạ con, bé cố gắng duỗi chân tay để thư giãn hoặc di chuyển nên mẹ thường cảm thấy những cú đạp bất thường.

- Thai nhi bắt đầu đá nhiều sau 9 tuần: lúc này mẹ có thể phát hiện cú đá của thai nhi thông qua siêu âm. Bởi lúc này thai nhi còn quá bé nên không thể nhìn thấ được qua mắt thường. Nếu muốn cảm nhận được cú đạp rõ nét của thai nhi mẹ cần đợi đến tuần 18 hoặc 19.

- Số lần đạp ít đi là dấu hiệu bất thường: nếu bé khỏe mạnh sẽ đạp khoảng gần 20 lần mỗi ngày. Số lần đạp trong bụng mẹ của thai nhi giảm rất đáng lo ngại. Điều này đồng nghĩa với việc thai nhi đang thiếu chất dinh dưỡng hoặc thiếu oxy. Thời điểm này mẹ cầu nên đi khám bác sĩ để có phương án xử lý.

- Cử động của thai giảm đi không phải là tín hiệu rắc rối: các mẹ nên biết rằng, đôi khi em bé cũng ngủ ở bên trong tử cung và thời gian nghỉ ngơi thường kéo dài từ 40 đến 50 phút. Sự bất thường xảy ra nếu khoảng 1h đồng hồ mà không thấy thai nhi đập. Ngoài ra, sau tuần thứ 36 thai nhi cũng đạp ít hơn do không gian trong tử cung chật hẹp hơn.

Tư thế nằm của thai nhi mẹ nên biết

Empty

Tư thế nằm của bé trong bụng mẹ là điều nhiều bà bầu tò mò, quan tâm. Các mẹ thường không đầu con ở đâu, chân con ở đâu để biết cách nói chuyện với chúng. Dưới đây là một số tư thế nằm điển hình của thai nhi trong bụng mẹ:

- Những tháng đầu bé tự do lựa chọn vị trí nằm của mình: thông thường ở tuần thai thứ 4, tha nhi đang là phôi thai và di chuyển từ vòi trứng vào tử cung. Ở đây, phôi sẽ tìm vị trí phù hợp để bám vào thành tử cung. Khi đã bám ổn định, phôi bắt đầu tách thành 2 nhóm tế bào, một nhóm phát triển thành nhau thai và một nhóm phát triển thành thai nhi. Ở trong tử cung thai nhi không ngừng phát triển theo từng tháng và vị trí nằm thai cũng thai đổi.Có lúc thai nằm ở tư thế đầu phía trên và lúc lại quay đầu xuống dưới hoặc quay ngang.

- Tuần 32 đến 34, thai dần ổn định vị trí: thông thường lúc này mẹ cảm nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn, vì chân của thai nhi liên tục đạp ở phía bụng trên… Tuy nhiên, lúc này đầu thai nhi chưa đủ cứng nên mẹ chưa cảm nhận được rõ vầ đầu thai nhi. Bắt đầu từ tuần 32 đến 34, bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần trong thời gian mang thai.

- Tuần 34 đến 36 lúc này thai đã ổn định: thai nhi thường có xu hướng tiến về một vị trí cố định, vị trí mà nó sẽ nằm trước khi chào đời đó là đầu nằm gọn trong khung xương chậu (ngôi đầu). Nếu bạn bị thai ngược (ngôi mông, ngôi ngang) tuần thứ 37 thì vẫn có khả năng đầu thai nằm quay xuống thuận chiều (tuy nhiên, càng gần cuối thai kỳ, khả năng này càng ít xảy ra).

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....