Mang thai 3 tháng cuối: Những điều mẹ bầu cần lưu ý

Thứ Hai, 20/05/2019 06:47 PM (GMT+7)

Khi bắt đầu chuyển sang quý thứ 3 thai kỳ, mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi trong cơ thể mình, bụng bầu to nhanh “chóng mặt”, em bé chuyển động mạnh mẽ hơn và bản năng làm mẹ cũng rõ ràng hơn.

3-thang-cuoi-thai-ky

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối

- Giai đoạn thai kì, bé yêu tăng cân nhanh. Từ tuần 28-32, mỗi tuần bé có thể tăng thêm 500 gram. Từ tuần 32-36, tốc độ tăng cân giảm xuống còn 250 gram/tuần. Tuần 38-40, thai nhi trung bình nặng 3000-3500 gram.

- Trong 3 tháng cuối, hệ tiêu hóa của bé hình thành các chất màu xanh do do các tế bào chết, chất bài tiết ở ruột, gan hình thành. Các chất này sẽ được bài tiết ra ngoài khi bé chào đời gọi là phân su.

- Từ tuần 35-37, bé quay đầu về dưới phía xương chậu của mẹ, ổn định ngôi thai. Đây là vị trí thuận lợi, thích hợp để bé chào đời.

Sự thay đổi của mẹ bầu giai đoạn cuối thai kì

Trong giai đoạn này, mẹ bầu đi lại khệ nệ, khó khăn vì tăng cân nhanh chóng. Bụng bầu to hơn nhiều các tháng trước do tử cung mở rộng. Lúc này tử cung đè lên các cơ quan khác trong cơ thể khiến mẹ bầu mệt mỏi. Càng gần ngày sinh, bụng bầu tụt thấp nhanh chóng vì thai nhi quay đầu chuẩn bị sẵn sàng “ra ngoài”.

Do tăng cân, chị em bắt đầu bị rạn da tại các vùng bụng, hông, đùi, ngực. Sắc tố da thay đổi do sự tăng bài tiết hormone estrogen và progesterone khiến cổ, nách, bẹn, đầu nhũ hoa trở nên sậm màu; một số chị em xuất hiện nám da mặt. Những hiện tượng này sẽ tự biến mất sau khi sinh nở nên mẹ bầu không cần lo lắng.

Qúa trình lưu thông máu diễn ra mạnh mẽ khiến thai phụ gặp chứng giãn tĩnh mạch, các mạch máu nổi to.

Sự thay đổi các nội tiết tố khiến thận giữ muối, muối bị ứ đọng trong cơ thể gây phù nề. Đó là nguyên nhân khiến bàn tay, chân, mặt của nhiều bà bầu trông sưng lên rõ rệt. Nếu chị em tăng cân quá nhanh, tình trạng phù nhiều cần đi khám để đề phòng nguy cơ nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật.

3 tháng cuối thai kỳ, chị em có thể bị nghén trở lại với cảm giác buồn nôn, da vàng, người mệt mỏi do sự bài tiết của mật bị suy giảm. Một số chị có cảm giác cơ thể ngứa râm ran vô cùng khó chịu là do chức năng gan cũng yếu đi.

Lưu ý về chế độ sinh hoạt của mẹ bầu 3 tháng cuối

Mẹ bầu 3 tháng cuối cần tránh môi trường ồn ào, những tiếng ồn ào xung quanh có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của con. Vì vậy các mẹ nên tránh những nơi có tiếng động lớn, những cuộc cãi vã và nhạc quá lớn.

Tránh ngồi quá lâu

Tránh ngồi quá lâu trong giai đoạn 3 tháng cuốiTrong quá trình mang thai, hầu như người phụ nữ nào cũng bị đau lưng. Việc ngồi hàng giờ liền có thể khiến bạn đau lưng hơn và gây áp lực lên bụng. Khi thai nhi bước vào ba tháng cuối, bé đã chiến phần lớn diện tích trong bụng mẹ. Bạn hãy đi lại thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái

Tránh căng thẳng tâm lý

Việc chịu nhiều tâm lý căng thẳng trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng tới cảm xúc và tính cách của bé sau này. Hãy biết cách bỏ qua những chuyện bực mình, những căng thẳng về tinh thần. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

Khi cuộc hành trình mang bầu bước vào giai đoạn 3 tháng cuối và đặc biệt là từ tuần 37. Bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón con chào đời. Thời điểm này mẹ không được có những chuyến đi dài ngày hay đi du lịch. Hãy sống có trách nhiệm và tránh xa những điều không tốt cho thai nhi mẹ nhé.

Tránh tắm nước quá nóng

Trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ mệt mỏi, đau nhức, di chuyển khó khăn và trở nên nặng nề hơn. Lúc này, nhiều mẹ tìm mọi cách để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn trong đó có việc ngâm mình trong bồn tắm nóng để giảm bớt các cơn đau. Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm vì ngâm mình trong nước nóng quá lâu hay nước quá nóng có thể làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể người mẹ và có thể gây nguy hiểm cho em bé và thậm chí là sinh sớm.

Tránh di chuyển bằng máy bay

Nếu bạn muốn đi du lịch trong khi mang thai để ăn mừng và nghỉ ngơi trước khi chào đón em bé thì hãy làm điều này trước tam cá nguyệt thứ ba. Hầu hết các hãng hàng không và các bác sĩ sẽ không cho phép người mẹ đi máy bay trong những tháng cuối thai kỳ chỉ vì họ không muốn người mẹ sinh con ở nước ngoài hay trong không khí.

Tránh làm việc nhà nhiều

Bà bầu tốt nhất là hạn chế làm những việc lau dọn nặng nhọc trong 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ bởi tác hại của các hóa chất làm sạch mà còn vì việc bò loanh quanh để cố làm sạch căn nhà có thể khiến cơ thể người mẹ thêm mệt mỏi và căng thẳng.

Tránh nằm ngửa để ngủ

Phụ nữ mang thai giai đoạn này được khuyên không nên nằm ngửa khi ngủ vì ở tư thế này, trọng lượng của em bé khá nặng và có thể đè lên các tĩnh mạch và làm gián đoạn việc cung cấp oxy cho máu. Tư thế ngủ tốt nhất được khuyến nghị cho các bà bầu trong giai đoạn này là nằm nghiêng sang trái hay sang phải.

Tránh nhịn tiểu

Trong tam cá nguyệt thứ ba, người mẹ thường xuyên chạy vào nhà vệ sinh dù không đi tiểu nhiều. Nhiều bà mẹ nghĩ có thể nhịn tiểu vì biết mình không cần thực sự phải đi, tuy nhiên đây lại là một sai lầm do việc nhịn tiểu có thể khiến người mẹ bị đau đớn và dễ bị rỉ nước tiểu ra khi ho hay hắt hơi.

Không ăn uống

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, dạ dày bị chèn ép khiến nhiều mẹ cảm thấy rất khó chịu và thậm chí không muốn ăn uống gì. Tuy nhiên, ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ và em bé trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày và thậm chí nhiều mẹ chuyển sang ăn sinh tố vì họ thấy dễ uống hơn.

Nằm cả ngày trên giường

Sự kiệt sức và mệt mỏi trong những tháng cuối dễ khiến mẹ bầu muốn nằm cả ngày trên giường nhưng điều này thực sự là không tốt. Bạn có thể đau nhức hay mệt mỏi nhưng bằng cách thức dậy và di chuyển quanh nhà sẽ tốt hơn rất nhiều cho xương và cơ bắp của bạn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....