Mang thai ngoài tử cung có nghén không, được xử lý thế nào?

Thứ Tư, 15/05/2019 05:11 PM (GMT+7)

Nếu không may rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung, mẹ sẽ muốn biết liệu thai có giữ được không hay có cách nào để thai nhi phát triển bình thường được không.

mang-thia-ngoai-tu-cung

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Thông thường sau 5-10 ngày quan hệ tình dục, quá trình thụ thai diễn ra thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Nếu có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm thai vẫn chưa thấy hình ảnh túi thai cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung.

- Trễ kinh:

Phần lớn trường hợp thai ngoài tử cung ra máu chậm so với ngày kinh dự kiến. Cũng có nhiều người xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh. Khác với hành kinh, hiện tượng chảy máu do chửa ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, màu thẫm và không đông lại. Cá biệt có người không bị xuất huyết.

- Đau bụng:

Chị em táo bón ngay khi mới mang thai, cảm thấy bụng khó chịu, đau bụng dữ dội một bên kèm theo chảy máu âm đạo cần nghĩ tới dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

- Ra máu âm đạo:

Nhiều phụ nữ thường nhầm lẫn giữa ra máu và có kinh nguyệt. Ra máu bất thường có thể là biểu hiện của nhiều bệnh hay các biến chứng nguy hiểm khi có thai như động thai, dọa sảy thai, thai ngoài tử cung.

- Nồng độ HCG trong máu giảm dần:

Nếu có thai kỳ bình thường, lượng HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai nhưng nếu thấy mức độ HCG tăng chậm hoặc đứng yên. Đây lý do một số chị em cảm nhận bản thân có dấu hiệu mang thai nhưng thử thai lại không thấy 2 vạch.

Theo bác sĩ Dung, chị em khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào khác với bình thường, cần đi khám ngay. Cách đơn giản, rẻ tiền nhất là khi thấy trễ kinh hay ra máu bất thường, chị em nên mua que thử thai về nhà thử. Trường hợp có thai thì cần phải đến cơ sở y tế ngay để được khám và chẩn đoán kịp thời. Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, người bệnh vẫn có thể có thai lại bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%.

Để phòng bệnh, bác sĩ khuyên chị em nên hạn chế nạo phá thai, giữ gìn vệ sinh tốt, nhất là trong thời gian sau sinh và cho con bú. Khi có viêm nhiễm bộ phận sinh dục nên đi khám, tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Đặc biệt khi có hiện tượng chậm kinh, đau bụng dưới ra máu, chị em cần đi khám ngay.có bị ốm nghén không?

Mang thai ngoài tử cung có bị ốm nghén không?

Có nhiều nghiên cứu cho rằng sở dĩ khi mang thai mẹ bầu bị ốm nghén là do sự gia tăng của các hormone thai kỳ (đặc biệt là hCG) khiến cơ thể tạo ra một số phản ứng như nôn mửa liên tục, chán ăn, tiểu ít, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, nhạy cảm về mùi,…

Loại hormone này được “sản xuất” sau khi trứng thụ tinh vài ngày, khi vị trí của túi thai còn chưa ổn định. Tức là dù mẹ có mang thai ngoài tử cung hay không thì vẫn có các dấu hiệu ốm nghén. Thông thường, các triệu chứng ốm nghén sẽ xuất hiện ở tuần thai thứ 4 và trở nên trầm trọng hơn với những mẹ bầu chửa ngoài dạ con.

Mẹ sẽ cảm thấy nôn mửa liên tục, (thường được ví như nôn tới “mật xanh, mật vàng”), mất nước, nhạy cảm với bất kỳ mùi nào, không ăn được hoặc chỉ ăn rất ít. Lúc nào mẹ cũng ở trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng cực điểm, khó kiểm soát và dễ nổi nóng với bất kì điều gì.

Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu không mang thai ngoài tử cung vẫn có những triệu chứng ốm nghén nặng này. Đó là những mẹ mang đôi hoặc đa thai, bị tiểu đường thai kỳ, có tuyến giáp hoạt động mạnh hay cả những mẹ có tiền sử say tàu xe, dễ bị buồn nôn do hệ tiêu hóa hoạt động kém,… Chính vì vậy, việc căn cứ vào ốm nghén để nhận biết thai ngoài tử cung thường không chính xác mà phải thông qua xét nghiệm, siêu âm.

Thai ngoài tử cung có giữ được không?

Đương nhiên, không một bà mẹ nào phải bỏ con nhưng thai ngoài tử cung hoàn toàn không thể giữ lại được vì ba lý do sau:

- Thai nhi phát triển ở những vị trí bất thường bên ngoài tử cung như vòi trứng (phổ biến nhất), buồng trứng, ổ bụng… đến một mức độ nhất định sẽ tự vỡ ra.

- Thai ngoài tử cung gây ra các triệu chứng vô cùng đau đớn, khó chịu cho người mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.

- Khi thai ngoài tử cung to vỡ ra sẽ làm vỡ luôn cả vị trí bộ phận mà nó cư trú gây hiện tượng xuất huyết ồ ạt gây nguy hiểm tới tính mạng.

Thai ngoài tử cung được xử lý thế nào?

Khi được chẩn đoán là thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của thai đã vỡ hay chưa để đưa ra cách điều trị thích hợp với nguyên tắc làm cho bào thai không tiếp tục phát triển được nữa bằng mổ lấy nó ra hoặc để nó tự tiêu biến.

Nếu khối thai chưa vỡ và vẫn còn nhỏ (kích thước dưới 3 cm và tim thai chưa hoạt động), mẹ bầu sẽ được sử dụng thuốc Methotrexate – một chất gây độc tế bào khi tiêm vào cơ thể sẽ khiến các tế bào của thai nhi bị tiêu diệt. Mẹ có thể được tiêm một hoặc nhiều lần vào bắp hay trực tiếp khối thai.

Sau khi tiêm thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của mẹ trong vòng 3 – 4 tuần để kiểm tra xem thai nhi đã tiêu biến hoàn toàn chưa. Nếu thai nhi vẫn phát triển bình thường, mẹ sẽ phải dùng tới phương pháp phẫu thuật để lấy thai ra.

Trong trường hợp thai nhi to hơn hoặc đã bị vỡ, bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật lấy thai. Có hai hình thức phẫu thuật là mổ phanh hoặc mổ nội soi. Mổ nội soi là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, nó ít gây dính vùng bụng sau mổ và không để lại sẹo nhiều nhưng nó không được sử dụng trong những ca phức tạp. Chẳng hạn như khối thai đã bị vỡ, máu tràn vào ổ bụng, bác sĩ buộc phải mổ phanh để cầm máu kịp thời, vệ sinh ổ bụng, tránh để mất máu quá nhiều, đe dọa tới tình mạng mẹ bầu. Trong quá trình đó, bác sĩ sẽ phải cắt vòi trứng bên có thai làm tổ nên mẹ bầu chỉ còn lại một vòi trứng. Điều này sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai trong lần tiếp theo của mẹ.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...