'Mẩu giấy mang thai' và chuyện yêu - cưới - đẻ của học sinh dân tộc thiểu số

Thứ Năm, 18/10/2018 03:59 PM (GMT+7)

Thanh niên dân tộc thiểu số đang nhìn thấy gì và có quan điểm gì về chuyện yêu - cưới - đẻ? Câu trả lời sẽ có trong cuốn “Mẩu giấy mang thai” tập hợp hơn 70 tác phẩm được chọn lọc của 40 em học sinh đến từ Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thuận Châu, Sơn La.

Thanh niên dân tộc thiểu số đang nhìn thấy gì và có quan điểm gì về chuyện yêu - cưới - đẻ? Câu trả lời sẽ có trong cuốn “Mẩu giấy mang thai” tập hợp hơn 70 tác phẩm được chọn lọc của 40 em học sinh đến từ Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thuận Châu, Sơn La.

Câu chuyện thứ nhất:

Hiện nay, em sống tại bản Chiềng Ve, xã Mường É, huyện Thuận Châu. Từ khi em sinh ra cho đến thời điểm này, bố ruột của mình là người như thế nào em còn không rõ. Em nghe ông bà với các cô kể. Hai gia đình đã bắt mẹ và ông kia lấy nhau khi đó mẹ em mới 16 tuổi bằng tuổi của em bây giờ. Mẹ em và ông kia không hề yêu nhau, đám cưới này diễn ra chỉ có sự đồng ý của 2 bên ông bà. “Ván đã đóng thuyền” – mẹ và ông kia vẫn phải chấp nhận và sinh sống tại nhà của ông bà ngoại được một thời gian mẹ mang thai em. Đến một ngày mẹ nhận ra ông ấy nghiện thuốc phiện. Hai người ly hôn. Ngày hoàn thành thủ tục ly hôn cũng là ngày em chào đời. Năm đó mẹ em mới 16 tuổi mà ông bà đã bắt lấy chồng. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. 16 tuổi mà phải mang nặng đẻ đau, ngày mẹ sinh, mẹ không dám ra ngoài nhiều vì lời gièm pha chê trách của người hàng xóm...

1b

Câu chuyện thứ 2: Ban đang học lớp 7 bỏ về nhà lấy chồng sinh con

Ở trường PTDT Nội trú THCS và THPT Thuận Châu, vào năm học 2016-2017 đã có một bạn học sinh lớp 7 sống tại xã Long Hẹ - huyện Thuận Châu bỏ học đẻ lấy chồng.Sau kỳ nghỉ Tết năm Đinh Dậu không thấy G. xuống trường học nữa. Khi tìm hiểu lý do thì mọi người biết được G. đã ở nhà lấy chồng. Một thời gian sau, cô bạn thân của G. đến báo là G. đã có thai được 3 tháng. Nghe tin sau đó là G. đã sinh được một bé trai tại bệnh viện đa khoa huyện một số bạn trong lớp đã xuống thăm. G. có kể và tâm sự rất nhiều về cuộc sống hôn nhân của mình. G. thấy rất hối hận khi đã dại dột và suy nghĩ chưa chín chắn khi quyết định bỏ học về lấy chồng. Cuộc sống hôn nhân rất vất vả vì cả hai vợ chồng vẫn còn quá trẻ nên chưa thể có công việc ổn định để nuôi sống bản thân và chăm lo cho gia đình nhỏ của mình. G. còn nói một câu “Hạnh phúc không phải chỉ yêu là đủ”.

Câu chuyện thứ 3: Kết hôn 14 tuổi và ăn lá ngón

Tôi có người cô ruột trú tại Bản Lầng , xã Bỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên). Bản của cô có một em gái bị ép buộc lấy chồng khi mới chỉ 14 tuổi tên là M. twvs bằng tuổi của tôi, khi đó mẹ cô gái đó gọi điện cho cô bảo về nhà làm cùng nhưng khi về mẹ không cho xuống học nữa mà bảo đi lấy con trai của cậu tên là D, vì đã cầu hôn từ nhỏ rồi nên nếu không làm theo lời hứa sẽ phải đền tiền, cô gái khóc rất nhiều không muốn đi nhưng mẹ cô bắt buộc phải đi… khi tổ chức đám cưới xong về nhà chồng cô gái đã rất chán ghét người chồng và đã lên một quả đồi rất cao để ăn lá ngón chết, từ chuyện đó mẹ cô mới biết được rằng việc bắt con cái kết hôn sớm không phải là một việc tốt và mẹ cô đã rất thất vọng về việc làm của mình…”.Đó chỉ là 3 câu chuyện chúng tôi trích dẫn lại trong rất nhiều chia sẻ về chuyện yêu – cưới – đẻ được ghi lại trong dự án “Mẩu giấy mang thai”.

Bằng việc sử dụng những chất liệu nghệ thuật từ phấn tiên, acrylic, màu nước, bút dạ, dưới các hình thức tranh vẽ, báo tường, thư tay ở các kích cỡ khác nhau cùng với sự sáng tạo, các câu chuyện, các tác phẩm đã được 40 em học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thuận Châu, Sơn La thực hiện trong năm 2018...

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...