Mẹ bầu bị mắc bệnh đái tháo đường trong giai đoạn thai kỳ nên ăn trái cây gì?

Thứ Năm, 13/09/2018 04:08 PM (GMT+7)

Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mẹ bầu vì chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, không phải loại trái cây nào cũng tốt. Vậy nếu mắc bệnh đái tháo đường thì nên ăn trái cây gì? Để biết câu trả lời của câu hỏi này, bạn hãy đọc ngay bài viết sau đây.

Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường cần lưu ý khi ăn trái cây

Các loại trái cây đều chứa các loại đường chuyển hóa nhanh như fructose nên đều có tác động lên đường huyết. Nhưng trái cây là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng quan trọng mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày. Điều quan trọng là người bị đái tháo đường cần nhận diện ra loại trái cây nào có thể ăn bình thường, loại nào nên ăn hạn chế.

Không phải tất cả các loại trái cây đều nhiều đường như nhau. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chuối, xoài, thơm, sầu riêng, nhãn… ngọt hơn các loại trái khác như dâu tây, mâm xôi, phúc bồn tử, việt quất. Các loại trái cây ngọt này chứa nhiều đường nên sẽ làm tăng đường huyết sau khi ăn nhiều hơn loại còn lại. Do đó, nếu bạn thèm ăn các loại trái cây có vị ngọt, hãy ăn ít hơn thông thường, ăn sau bữa chính và chỉ ăn ít hơn 1 lần mỗi tuần… Nên ăn các loại trái cây ít đường, nhiều nước như bưởi, thanh long, táo…

Bạn ăn trái cây tươi tốt hơn trái cây sấy khô, ăn trái cây nguyên miếng tốt hơn dùng dưới dạng nước ép hoặc sinh tố. Trong nước ép hoặc sinh tố, nhiều chất xơ bị loại bỏ nên lượng đường sẽ cao hơn, mau hấp thu vào máu hơn.

Một ngày ăn lượng trái cây bao nhiêu là vừa?

Một ngày bạn có thể ăn một phần trái cây tương đương 15g đường. Tùy mức độ ngọt của loại trái cây mà một phần có khối lượng khác nhau. Ví dụ, chuối ngọt hơn dâu tây nên một phần chuối sẽ ít hơn một phần dâu tây.

Nếu hôm nào lỡ ăn trái cây nhiều một chút thì bạn hãy bớt đi phần tinh bột từ cơm, bún, phở… trong các bữa ăn, sao cho tổng lượng chất bột đường nạp vào trong ngày cân bằng và phân bố đều các bữa ăn.

Một phần trái cây chứa 15g đường bao gồm: 2 quả mận, 2 quả kiwi, 6 quả vải, 7 quả dâu tây, 14 quả cherry nhỏ, 1 quả táo/lê/cam/quýt/chuối/bơ, 1 lát (dày 5cm) đu đủ/bưởi/xoài/dứa.

Thông thường, phụ nữ mang thai bị đái tháo đường, mức đường huyết sẽ lên xuống không ổn định. Sữa bầu là một thực phẩm rất tốt cho mẹ, tuy nhiên nếu mẹ uống sữa bầu một cách tuỳ tiện thì sẽ có nguy cơ bị tăng đường huyết trong máu hơn.

Phụ nữ mang thai muốn ăn trái cây nên chủ động hỏi ý kiến của bác sĩ sau mỗi lần khám sức khỏe định kì. Đây không chỉ là cách để bảo vệ sức khỏe của bạn mà còn bảo vệ thai nhi trong bụng được khỏe mạnh. Chúc bạn luôn khỏe.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...