Mẹ bầu phải làm gì khi thai nhi không tăng cân?

Thứ Bảy, 06/10/2018 04:17 PM (GMT+7)

Nhiều bà bầu “dở khóc dở cười” khi cố gắng tăng cân cho con nhưng chỉ có mỗi mẹ lên ký. Việc thai nhi không tăng cân, chậm lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trong toàn thai kỳ cũng như cuộc sống sau này.

Nhiều bà bầu “dở khóc dở cười” khi cố gắng tăng cân cho con nhưng chỉ có mỗi mẹ lên ký. Việc thai nhi không tăng cân, chậm lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trong toàn thai kỳ cũng như cuộc sống sau này. Vì thế, mẹ nên tham khảo những bí quyết dưới đây để giúp bé yêu tăng cân an toàn và hiệu quả.

me-bau-phai-lam-gi-khi-thai-nhi-khong-tang-can

Nhiều bà bầu “dở khóc dở cười” khi cố gắng tăng cân cho con nhưng chỉ có mỗi mẹ lên ký. Việc thai nhi không tăng cân, chậm lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trong toàn thai kỳ cũng như cuộc sống sau này. Vì thế, mẹ nên tham khảo những bí quyết dưới đây để giúp bé yêu tăng cân an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân nào dẫn đến việc thai nhi không tăng cân?

– Chế độ ăn uống không đầy đủ trong thai kỳ khiến bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Chiều cao khiêm tốn, thấp bé của mẹ cũng dễ khiến thai nhi không tăng cân.

– Chức năng cuốn rốn gặp vấn đề, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong thai kỳ.– Nhau thai kém phát triển làm cho quá trình vận chuyển các chất cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc, không tăng cân.

me-bau-phai-lam-gi-khi-thai-nhi-khong-tang-can-2

– Mẹ bầu bị cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén đều ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng đến với thai nhi.

– Thai nhi gặp dị tật, ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cân nặng của bé.

Thai nhi không tăng cân có ảnh hưởng gì?Trong thai kỳ, nếu thai nhi không tăng cân thì khi ra đời, bé nhẹ cân phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi do hít phải phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần…

Ngoài ra, tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Trẻ nhẹ cân thường có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn những bé đủ ký. Các vấn đề về cư xử như kích động, chậm phát triển trí tuệ cũng dễ xảy ra hơn.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi không tăng cân?

Vấn đề thai nhi nhẹ cân luôn là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Trước những nguy cơ mà thai nhi nhẹ cân, suy dinh dưỡng có thể gặp phải thì mẹ nên thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh và khắc phục tình trạng nhẹ cân cho bé:

– Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn như trước đây, mẹ nên chia bữa ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.

– Ăn đủ các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 10 – 12kg, mẹ mang đa thai nên tăng từ 15 – 20kg.

– Mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ các loại vitamin B1, B6, B9, E, C, chất sắt, canxi,… để bé phát triển xương, tránh tình trạng thiếu máu dẫn đến việc bị thiếu cân.– Dù bận bịu đến đâu mẹ cũng nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn bởi khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi năng lượng, từ đó khi mẹ ăn thì chất dinh dưỡng mới có điều kiện bổ sung cho thai nhi.

– Ngoài ra, mẹ cũng nên để tinh thần thoải mái, đừng quá lo lắng và căng thẳng khi bé của bạn không tăng cân. Điều này càng làm mẹ dễ rơi vào tình trạng stress khi mang thai, từ đó càng ảnh hưởng đến thai nhi. Để giảm mệt mỏi trong thai kỳ, chị em nên tập một số bài tập hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng hoặc thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng.

– Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, các chất kích thích và các loại đồ uống có ga bởi chúng không chỉ khiến bé của bạn không tăng cân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

– Mẹ cũng cần chú ý thường xuyên đi khám thai để được kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi để sớm có cách khắc phục tình trạng không tăng cân, tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé sau này.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...