789

Mẹ có biết, căng thẳng, stress khi mang thai có thể lây cho thai nhi?

Thứ Tư, 31/10/2018 11:31 AM (GMT+7)

Nguyên nhân thay đổi tâm trạng khi mang thai: Tâm trạng thay đổi trong khi mang thai có thể do căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi trong trao đổi chất của cơ thể hoặc bởi các hormone estrogen và progesterone (thay đổi hàm lượng hormone ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó có các chất điều chỉnh tâm trạng).

Trong thời gian mang bầu, không ít người liên tục phải chịu căng thẳng, stress…

Nguyên nhân thay đổi tâm trạng khi mang thai: Tâm trạng thay đổi trong khi mang thai có thể do căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi trong trao đổi chất của cơ thể hoặc bởi các hormone estrogen và progesterone (thay đổi hàm lượng hormone ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó có các chất điều chỉnh tâm trạng).

Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu tiên (cao nhất là từ 6 đến 10 tuần đầu). Và sau đó, sự khó chịu này trở lại trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi bạn chuẩn bị cho việc sinh nở.

1_55271

Trong khoảng thời gian ấy, các bà mẹ bầu thường xuyên lo lắng và khó chịu, rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống. Không có khả năng tập trung vào bất cứ điều gì, giảm trí nhớ ngắn hạn.

Chính những cơn giận dữ của bà bầu có thể lây sang con trong tử cung và gây ra ảnh hưởng lâu dài, khi người mẹ bị căng thẳng cao độ – chẳng hạn do chồng bạo lực – thì trong cơ thể bào thai, bộ phận tiếp nhận hormone stress dường như có những thay đổi về sinh lý. Và sự thay đổi này có thể khiến chính trẻ khó kiểm soát stress về sau. Nó cũng dẫn tới các trục trặc về tâm thần và rối loạn hành vi.

Bác sĩ Quang cho rằng, mặc dù có rất nhiều yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến cá tính của đứa trẻ, song chính môi trường thuở sơ khai của đứa bé – tử cung – mới là yếu tố quyết định. Mẹ bầu stress còn làm tăng nguy cơ các bệnh thai kỳ như rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, tiền sản giật, dọa đẻ non hoặc sẩy thai…Chính vì vậy, mỗi bà mẹ bầu cần biết, mang thai là thời điểm lý tưởng để thai phụ cắt bớt những “gánh nặng” ít cần thiết. Nên coi việc nghỉ ngơi là ưu tiên hàng đầu và thường xuyên nhờ giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân… Cắt giảm bớt việc nhà, dành thời gian để đi lại, ngủ ngắn hoặc đọc sách.

3

Cần tận dụng lợi ích của ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Sử dụng một ngày hoặc chỉ một buổi chiều để nghỉ ngơi tại nhà cũng giúp bạn “hồi phục” sau cả tuần vất vả.

Tập thở sâu, yoga, luyện tập đều đặn như bơi lội hoặc đi bộ.

Ăn uống khỏe mạnh, cân bằng giúp bạn có thể chất và tinh thần tốt, đi ngủ sớm hơn. Cơ thể bạn cần thêm thời gian để nuôi dưỡng thai nhi và giấc ngủ sẽ sâu sẽ tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu kiến thức về thai nghén: Đọc sách, tham khảo những website về sức khỏe bà bầu, chia sẻ kinh nghiệm với những người mẹ khác sẽ giúp bạn đối phó tốt nếu có rắc rối xảy ra trong thai kỳ.

Sự thay đổi về tâm lý khi mang thai xảy ra ở rất nhiều phụ nữ. Do vậy, cách để giúp thai phụ có thể vượt qua là hãy chia sẻ nó cho chồng hoặc chuyên gia, họ là những người có thể giúp họ giải tỏa những lo âu về cuộc sống hoặc thai kỳ. Nếu không tìm cách giải tỏa nó, thì stress không những ảnh hưởng đến đời sống mà còn ảnh hưởng đến hành vi và trí tuệ của trẻ sau này.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...