Mẹ lo lắng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Thứ Sáu, 25/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Bệnh đau mắt đỏ là do virus dễ lây lan và có thể gây thành dịch. Lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người đau mắt đỏ khác vì bệnh lây lan qua hô hấp, nước bọt, khăn mặt hoặc tiếp xúc với các đồ dùng của người bị bệnh. Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em luôn là vấn đề quan tâm khi con mình mắc phải nhưng các mẹ vẫn nên chú ý, tránh để trẻ nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và làm bé khó chịu.
 

Nguyên nhân dẫn đến đau mắt ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ là do: virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa…

Trẻ nhỏ là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Mẹ có thể nhìn rõ. Bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. Làm trẻ rất là khó chịu.

Làm sao để bệnh đau mắt trẻ em nhanh khỏi nhanh khỏi ?

Mẹ phải giữ trẻ vệ sinh sạch sẽ, không dùng chung đồ sinh hoạt hay thuốc nhỏ mắt với người khác,vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.

Cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà bông diệt khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi sờ vào mắt, mũi.

Khi trẻ bị bệnh, các mẹ cần chú ý tránh đưa trẻ tới nơi đông người, nếu bắt buộc thì dùng kính, khẩu trang che chắn cẩn thận nhằm tránh phát tán virus gây bệnh và cũng để bệnh không nặng lên.

Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…

Không sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Mẹ lau rửa ghèn cho trẻ, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.

Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.

Trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.và có thể lây nan cho các bạn nhỏ khác.

Khi trẻ bị đau mắt, sẽ bị một bên mắt, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.

Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.

Mẹ trước và sau khi vệ sinh mắt cho trẻ,cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Cho trẻ nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu…khi không có chỉ định của bác sĩ.

Nếu bệnh của trẻ không giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

 

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...