789

Mẹo chữa tưa lưỡi ở trẻ

Thứ Tư, 15/01/2020 10:13 AM (GMT+7)

Khi bị tưa lưỡi, một số trẻ nhỏ sẽ có các triệu chứng nhưng các trẻ lớn hơn có thể không có. Các triệu chứng bao gồm:

tre-bi-tua-luoi

Tưa lưỡi là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Căn bệnh này thường làm xuất hiện những mảng màu trắng ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi.

Những mảng bám này bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau , khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt và khó chịu.

Dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi

Khi bị tưa lưỡi, một số trẻ nhỏ sẽ có các triệu chứng nhưng các trẻ lớn hơn có thể không có. Các triệu chứng bao gồm:

•Trẻ có các mảng trắng bên trong môi và má trông giống như cặn sữa hay phô phai tươi nhưng khó rửa trôi. Nếu bạn chỉ thấy một lớp màu trắng trên lưỡi, có thể đó là cặn sữa mà thôi.

Trẻ khóc khi bú mẹ, bú bình hoặc ngậm núm vú giả. Các mảng trắng kể trên có thể gây đau đớn và khó chịu khi bú nếu nhiễm nấm nghiêm trọng.

Trẻ có các mảng hăm tã màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm nổi lên trên da tách biệt hẳn với các vùng da lân cận. Các chấm nhỏ màu đỏ thường xuất hiện quanh rìa của phần hăm nhiều nhất. Những nơi bị ảnh hưởng có màu đỏ và có thể mềm hoặc gây đau, vùng hăm có thể lan đến các nếp da quanh chỗ kín và chân nhưng hầu như không bao giờ xuất hiện trên mông.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị tưa lưỡi ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi, trong đó một số nguyên nhân được cho là điển hình và phổ biến nhất gây nên tình trạng này chính là:

Do nấm

Có một loại nấm mang tên là Candida sinh sống và cư trú trong đường ruột. Thông thường, khi nấm Candida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng sẽ không gây phiền toái cho bé.

Tuy nhiên, nếu nấm cadida trong đường ruột phát triển quá mức hay những trẻ có hệ thống miễn dịch kém sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị tưa lưỡi.

Do virus

Virus có thể khiến lưỡi và lợi của bé xuất hiện những vết loét nhỏ, phần lớn những loại virus này thường trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi lớp màng trắng bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai hoặc nuốt thức ăn.

Bên cạnh đó, khi trẻ em bị tưa lưỡi cũng sẽ chảy nhiều nước bọt, miệng hôi, thậm chí một số trường hợp bé còn bị sốt cao.

Do uống nhiều thuốc kháng sinh

Một số trường hợp trẻ có sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng có thể gây ra tình trạng tưa lưỡi. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do thuốc kháng sinh đã tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, từ đó làm sinh sôi những vi khuẩn có hại trong khoang miệng trẻ.

Do cách chăm sóc trẻ

Trẻ em và nhất là trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi cũng có thể đến từ nguyên nhân do cách chăm sóc trẻ chưa đúng. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, nếu mẹ cho bé ăn các loại thức ăn khô, cứng hay không phù hợp cũng có thể khiến lưỡi bé bị tưa.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tưa lưỡi

Đối với bé sơ sinh

Cách 1: Lấy một ít rau ngót, rửa sạch bằng nước sôi để nguội đem giã lấy nước rồi dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Cách này rất hiệu quả. Các bác sĩ cũng khuyên nên sử dụng cách này.

Cách 2: Pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1% và dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước vệ sinh miệng cho bé nhẹ nhàng.

Cách 3: Vệ sinh núm vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên luộc kỹ các đồ pha sữa cho bé.

Đối với bé trên 1 tuổi

Cách 1: Đối với bé trên 1 tuổi mẹ bé có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng và họng cho bé. Vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong có chất sát khuẩn tốt.

Nếu dùng mật ong vệ sinh ngoài việc sạch miệng cho bé, bé sẽ không bị mắc bệnh viêm họng. (Nếu mẹ nào cẩn thận thì có thể hấp mật ong rồi hãy làm với bé).

Cách 2: Những bé bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh như: lê, dưa hấu, chuối, xoài… và không nên để bé ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.

Lưu ý

Nên vệ sinh miệng cho bé thường xuyên vào buổi sáng sớm, trong ngày 1 đến 2 lần nhưng nên vệ sinh miệng cho bé trước bữa ăn nếu không bé sẽ bị nôn trớ sữa. Mẹ bé không nên tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, vì bé còn quá nhỏ nên có thể khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...