Mẹo nhỏ giúp trẻ hết bị sặc thức ăn nhanh nhất

Thứ Tư, 13/02/2019 12:40 PM (GMT+7)

Sặc là hiện tượng trẻ bị mắc thức ăn ở đường hô hấp khiến trẻ bị khó thở, nếu không cẩn thận có thể dẫn tới tử vong. Đây là tai nạn mà trẻ dưới 1 tuổi thường gặp phải. Thế nên người lớn cần có cách xử lý nhanh chóng để tránh trường hợp đáng tiếc.

Empty

Cách nhận biết khi trẻ bị sặc thức ăn

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là bỗng dưng bé ú ớ và bị ho dữ dội. Nhất là khi bé đang ăn mà gặp phải triệu chứng này thì chắc chắn là bé đang bị sặc. Có thể bé còn bị khó thở và tím tái chân tay.

Trong trường hợp nặng có thể xuất hiện nước, sữa, canh… trào ra từ mũi và miệng của bé. Ở trường hợp nặng nhất, bé có thể sẽ xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lập tức.

Đối với trường hợp bị sặc nhẹ thì trẻ có thể trở lại bình thường nhưng theo chuyên gia y tế sau đó trẻ dễ bị viêm phế quản và tái phát nhiều lần. Bệnh sẽ dai dẳng, đôi khi phải soi khí phế quản vài lần để hút mủ và thức ăn còn sót lại.

Cần làm gì khi trẻ bị sặc

Sặc ở trẻ em là một ca cấp cứu tối khẩn cấp bởi nếu bị suy hô hấp nặng, trẻ sẽ nhanh chóng dẫn đến tử vong. Nếu không qua khỏi cũng để lại rất nhiều di chứng nặng nề về thần kinh do bộ não bị tổn thương bởi tình trạng thiếu oxy.

Empty

Có hai tình huống sẽ xảy ra, trường hợp nhẹ, sau khi có dấu hiệu ho sặc nhưng trẻ vẫn thở đều, hồng hào và khóc to. Nghe không có tiếng khò khè hay tiếng thở rít. Người lớn cần bình tĩnh bế trẻ lên, móc hết thức ăn hay dị vật trong miệng trẻ sau đó đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất.

Trường hợp trẻ bị sặc nặng, biểu hiện của suy hô hấp, tím tái, khóc nghẹn, cò cử...Người lớn cần hết sức bình tĩnh xử trí theo những bước sau: làm thông thoáng đường thở bằng cách móc loại bỏ thức ăn và dị vật trong miệng. Sau đó hút sạch mũi, đờm dãi rồi nhanh chóng làm thủ thuật để tống dị vật có trong đường hô hấp ra.

Áp dụng thủ thuật Heimlich đối với trẻ nhỏ bằng cách đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay bạn, đầu hướng chúc xuống thấp hơn ngực, lòng bàn tay đỡ lấy cằm trẻ. Rồi dùng cườm tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ (ở giữa 2 xương bả vai) 4-5 lần lên tiếp. Tốt nhất là vỗ nhanh khi trẻ thở ra để phối hợp loại bỏ dị vật.

Cũng có thể đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp rồi sau đó dùng tay để ấn ngực (vùng xương ức, giữa hai núm vú). Khi dị vật đã bật ra, trẻ sẽ dần hồng hào trở lại, khóc to. Khi đó, người cấp cứu nên kiểm tra dị vật đã được tống ra miệng hết chưa.

Nếu phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị sặc, cần nhanh chóng tiến hành cấp cứu bằng thủ thuật trên đồng thời cũng kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Nhất là nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tại cơ sở y tế, trẻ sẽ được khám, kiểm tra và lấy bỏ dị vật bằng chiếu chụp Xquang phổi và nội soi khí phế quản.

Đã là bậc cha mẹ thì nên biết cách sơ cứu cho trẻ trong trường hợp trẻ bị sặc. Thời kỳ trẻ chưa có sự hiểu biết nhất định sẽ dễ dùng vị giác để xác nhận những thứ xung quanh, cha mẹ cần trông coi con cẩn thận.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....