Mẹo sơ cứu những thương tổn thường gặp mà không cần đến bác sĩ

Thứ Ba, 22/01/2019 06:43 AM (GMT+7)

Đây là những mẹo mà mọi người cần biết để tự bảo vệ và chữa trị cho mình khi bị thương. Chúng thực sự cần thiết vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đến bệnh viện hay tìm bác sĩ. Tất nhiên, nếu trường hợp nặng, phải đến ngay bệnh viện.

Empty

Lấy nhẫn ra khỏi ngón tay đang bị sưng

Ngón tay đang đeo nhẫn bị sưng thường là tình huống vô cùng khó khăn. Ngón tay sưng to và đau khiến không thể tháo chiếc nhẫn ra. Cách mọi người hay nghĩ đến là cắt chiếc nhẫn. Tuy nhiên, có một cách dễ dàng hơn nhiều.

Ví dụ: Nếu ngón áp út ở bàn tay trái đang đeo nhẫn và phần đốt ngón tay bị sưng to khiến không thể tháo nhẫn ra. Hãy lấy một sợi chỉ nha khoa thật dài rồi xâu qua phần giữa chiếc nhẫn và da.

Sau đó, dùng ngón tay cái bàn tay trái giữ chặt một đầu sợi chỉ. Tay phải cầm đầu còn lại của sợi chỉ và quấn quanh chỗ sưng của ngòn áp út một cách nhẹ nhàng. Hãy quấn sợi chỉ dài bao phủ dọc bề mặt của đốt tay bị sưng.

Cách này sẽ làm giảm chu vi ở phần bị sưng. Sau đó, chúng ta có thể từ từ rút chiếc nhẫn ra, theo Reader’s Digest.

Empty

Với cách này, trong một số tình huống có thể không thành công nhưng nếu thực hiện được, nó có thể bảo vệ cả ngón tay bị sưng mà không phải cắt hư chiếc nhẫn.

Bong gân hay bầm tím

Bong gân hay vết bầm tím có thể gây sưng. Nếu vết sưng gây đau nhiều thì cách tốt nhất là đừng cử động phần đó.

Hãy chườm nước đá vào phần bị thương trong khoảng 10 phút, sử dụng một chiếc khăn để lót giữa da và nước đá để tránh da bị lạnh quá mức. Cách này sẽ giúp giảm đau.

Sau khi chườm, hãy băng và cố định lại chỗ bị thương bằng loại băng thun đàn hồi. Lưu ý đừng quấn quá chặt vì như vậy sẽ làm giảm lưu thông máu, theo Reader’s Digest.

Hãy nghỉ ngơi và đặt vết thương ở vị trí cao hơn đầu, nẹp lại để cố định vết thương, không cử động phần đó để tránh bị nặng thêm.

 Mắc nghẹn không thở được

Nếu ai đó đang ăn mà đột nhiên họ không nói được với vẻ mặt hoảng hốt, tay ôm cổ họng thì hãy hỏi là có phải họ đang bị mắc nghẹn và cần giúp đỡ.

Nếu người đó gật đầu thì hãy chạy ra phía sau lưng rồi yêu cầu họ đứng dậy nếu có thể, sau đó vòng tay ôm người họ từ phía sau.

Nắm chặt bàn tay thuận thành nắm đấm, hướng ngón tay cái vào phần giữa bụng, ngay dưới ngực. Bàn tay còn lại nắm lấy nắm tay thuận trong tư thế ôm từ phía sau và xốc mạnh. Xốc đến khi thứ gây mắc nghẹn văng ra ngoài. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR), theo Reader’s Digest.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...