Mối nguy từ bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Thứ Hai, 28/01/2019 10:37 AM (GMT+7)

Chân tay miệng là một bệnh ngoài da rất hay gặp ở trẻ em. Hiện nay loại bệnh này chưa có một loại thuốc đặc trị hay vắc xin phòng bệnh nào. Chính vì thế vào thời điểm giao mùa bố mẹ cần biết cách chăm sóc con để tránh được căn bệnh này.

Empty

Bệnh tay chân miệng là loại bệnh gì?

Chân tay miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trong thời điểm giao mùa hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn rất nhiều lần so với người lớn. Chính vì vậy mà các gia đình có trẻ nhỏ phải đặc biệt quan tâm đến bệnh này.

Bệnh này thuộc loại bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể lây lan từ người này sang người khác. Tác nhân chủ yếu gây nên bệnh chân tay miệng đó là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71. Trong đó nhiễm virus EV71 rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm nhất do bệnh tay chân miệng gây ra có thể kể đến là viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... Những bệnh này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong đó, một số trường hợp biến chứng nặng thường do EV71 gây ra.

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng

Theo các chuyên gia thì biểu hiện của bệnh tay chân miệng đó là đứa trẻ thường mệt mỏi quấy khóc. Sau 6-12 tiếng mắc bệnh sẽ có sốt, thông thường là sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C. Vẫn có một số trường hợp các bé không sốt hoặc chỉ sốt thoáng qua.

Empty

Sau khi sốt từ 24-48 tiếng, trẻ có hiện tượng nổi những nốt phỏng nước ở miệng. Sau 1-2 giờ các nốt nước sẽ vỡ ra tạo vết loét trên niêm mạc lưỡi, xung quanh miệng và có thể nhìn thấy những ban đỏ xung quanh miệng.

Lòng bàn tay, lòng bàn chân cũng xuất hiện những nốt phỏng nổi cộm lên mặt da, cứng, chắc. Những nốt này sẽ khô và đóng vảy sau 2-3 ngày sau đó bong ra. Ngoài ra, ở mông đùi, chân, hoặc cẳng tay của các bé cũng có thể xuất hiện nhiều nốt.

Bên cạnh những biểu hiện chính bên trên, các bé còn có thể bị nôn trớ, hắt hơi, chảy nước mũi. Hoặc đi ngoài phân lỏng 2-3 lần trong ngày trong 2-3 ngày.

Bệnh tay chân miệng thường diễn biến trong vòng 5 ngày sau đó đi vào trong giai đoạn ổn định. Các vẩy trong lòng bàn tay bong ra, trẻ ăn sẽ trở lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể gặp biến chứng nặng.

Biện pháp phòng tránh tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng hay xảy ra đối với lứa tuổi nhà trẻ. Bệnh do một số loại virus có hại gây nên và được lây truyền qua đường tiêu hóa. Do đó, biện pháp chính để phòng bệnh mà các bậc phụ huynh hay thầy cô giáo nhà trẻ nên thực hiện đó là:

Thường xuyên vệ sinh, đặc biệt là rửa tay, chân thường xuyên cho trẻ. Các đồ dùng dụng cụ như bát đĩa cần được sử dụng riêng. Tập cho các bé không mút tay, ngậm đồ chơi và vệ sinh đúng chỗ.

Cách ly ngay những trẻ được phát hiện có biểu hiện của bệnh trong nhà trẻ để được đi khám và điều trị ngay. Và tránh lây nhiễm ra những bạn nhỏ khác.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm thì đối với tất cả các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng đều cận vệ sinh đầy đủ cho các bé. Những bé đã mắc bệnh vẫn cần vệ sinh răng miệng, tắm như bình thường.

Tuy nhiên, thời gian tắm nên rút ngắn lại và sử dụng nước ấm để tránh bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó các gia đình cần phải chú ý cho con ăn uống đầy đủ, không phải kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Bệnh tay chân miệng rất hay gặp, thông thường mức độ bị bệnh sẽ không nặng nên nhiều bố mẹ rất chủ quan. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc kỹ trẻ sẽ rất dễ bị biến chứng và nguy hiểm hơn. Vì vậy, dù là bệnh nhỏ nhưng bố mẹ cũng vẫn nên hiểu rõ để phòng tránh và chăm sóc con mình thật tốt.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....