Một số dấu hiệu nhận biết bạn đang mang thai sớm

Chủ Nhật, 13/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ thiếu kiến thức về giới tính và sinh. Vậy nên, ngay cả khi mang thai vẫn không biết được điều này. Vậy nên, với bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm nhận biết mang thai sớm. Tuy nhiên, cũng còn có rất nhiều dấu hiệu khác ngoài các dấu hiệu dươi đây.

Sinh nở là thiên chức, là trách nhiệm và là niềm tự hào của mỗi người phụ nữ. Sinh nở chỉ bắt đầu khi có sự giao hợp giữa nam và nữ để trứng và tinh trùng gặp nhau. Khi trứng và tinh trùng kết hơp sẽ tạo thành hợp tử. Hợp tử di chuyển vào trong tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi.

Phụ nữ chỉ mang thai được khi đã bước vào tuổi dậy thì. Ngày nay, tuổi dậy thì của phụ nữ thường bị rút ngắn quá nhanh. Những bạn nữa chỉ 13, 14 tuổi đã bước vào tuổi dậy thì. Và chính sự trẻ hóa tuổi dậy thì cùng với sự xâm lấn nhanh chóng của mạng internet đã khiến nhiều trẻ bị “hư” sớm.

Nhiều bạn trẻ đã lao vào các cuộc tình một đêm trong khi không hề nắm bắt được các kiến thức về sinh sản giới tính. Từ đó dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Để nhận biết mình đã mang thai, cần chú ý các dấu hiệu sau:

Mất kinh

Đây là dấu hiệu đặc trưng khi mang thai. Lúc này chu kỳ kinh nguyệt tạm thời bị dừng lại. Tuy nhiên cũng có nhiều lý do khác khiến bạn trễ kinh như bị stress, đang mắc bệnh hay vừa trải qua phẫu thuật. Một số trường hợp bà mẹ vẫn có kinh khi mang thai trong vài tháng đầu hoặc chảy máu một chút trong suốt thai kì.

Nhiệt độ cơ thể tăng lên

Khi trứng rụng, nhiệt độ cơ thể thường tăng lên một chút và sẽ trở lại bình thường sau khi bạn gặp kinh nguyệt. Nhưng nếu trong khoảng 2 tuần lễ mà nhiệt độ cơ thể bạn vẫn không giảm thì có khả năng bạn đã mang thai.

Ốm nghén

Hiện tượng ốm nghén có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhất là khi bạn chuẩn bị ăn một món nào đó và bớt đi sau 3 tháng đầu mang thai. Một số người sẽ bị kéo dài hơn hoặc bị trong suốt quá trình thai kì.

Vòng 1 thay đổi

Bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi ở vòng một là phần đầu ngực bị mềm, có thể bị sưng đau, nổi các vết sần và nhạy cảm hơn, dễ bị đau khi chạm vào. Quần và núm vú trở nên sậm màu hơn.

Dịch nhầy xuất hiện nhiều hơn ở cổ tử cung

Do những thay đổi của hormone progesterone khi mang thai khiến tử cung bạn tiết dịch nhầy nhiều hơn.

Thường cảm thấy mệt mỏi

Do sự trao đổi chất diễn ra nhiều hơn khi mang thai khiến cơ thể phải hoạt động nhiều, đồng thời, lượng hormone progesterone tăng cao có tác dụng an thần khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và dễ mệt mỏi hơn.

Đi tiểu nhiều hơn

Số lần đi vệ sinh sẽ nhiều hơn bình thường ngay sau khi thụ thai 1 tuần vì lúc này phôi thai sản sinh ra các hormone hCG khiến lượng máu ở vùng xương chậu tăng lên, đồng thời tạo lực đến bàng quang nhiều hơn.

Bị chuột rút

Khi mang thai, bạn có thể bị chuột rút thường xuyên do thai nhi tác động nhiều lên tử cung gây ra hiện tượng này.

Táo bón

Khi mang thai, một số hormone sẽ tăng cao và gây ảnh hưởng đến đường ruột của bạn gây ra chứng táo bón.

Nhạy cảm với mùi vị

Việc mang thai khiến khứu giác của bạn trở nên mẫn cảm hơn và có thể cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy một mùi nào đó.

Dễ bị cảm lạnh

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn sẽ bị ức chế do các hormone và kháng thể từ thai nhi. Đồng thời, sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này cũng khiến bạn dễ cảm lạnh

Nổi nhiều mụn

Bạn sẽ bị nổi nhiều mụn hơn trong những ngày đầu do sự thay đổi của lượng hormone trong cơ thể khi mang thai.

Thay đổi khẩu vị

Khi mang thai, mức hormone tăng cao và tác động lên tuyến nước bọt khiến bạn có cảm giác thèm ăn món nào đó.

Màu sắc âm đạo thay đổi

Âm đạo của bạn sẽ có màu sậm hơn bình thường do lượng máu tăng lên ở vùng xương chậu khi có thai.

Trở nên nhạy cảm hơn

Các nghiên cứu cho thấy, khi mang thai tâm trạng người phụ nữ dễ bị xúc động và khủng hoảng hơn. Họ có thể dễ khóc, dễ cáu gắt hay thường cảm thấy buồn bã hơn.

System

Cùng chuyên mục

Hà Nam: Nhiều hoạt động thiết thực với phụ nữ và trẻ em gái

Kỷ niệm ngày Dân số Thế giới năm nay, Hà Nam đã tổ chức mít tinh kỷ niệm với những hoạt động thiết thực...

Triển khai các hoạt động trợ giúp người khuyết tật

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác...

Nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề mức sinh thấp tại thành phố Hồ Chí Minh

Số liệu thống kê của TCDS – KHHGĐ cho thấy, tổng tỷ suất sinh của thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) liên tục giảm,...