Nám da khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ Năm, 18/04/2019 11:58 AM (GMT+7)

Phần lớn, khi mang thai da của phụ nữa trở nên xỉn màu, lỗ chân long to, vùng chữ T bóng nhờn, môi thâm, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám..

nam-da-ba-bau

Nguyên nhân nám da

Trong thời gian mang bầu, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, sẽ gây ra những khó chịu và rối loạn ở các cơ quan nội tạng của phụ nữ như: da, đường tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh, trong đó biến đổi về nội tiết thường gây nhiều phiền muộn cho bà Bầu, bởi nó để lại những hậu quả lâu dài trên làn da. Phần lớn, khi mang thai da của phụ nữa trở nên xỉn màu, lỗ chân long to, vùng chữ T bóng nhờn, môi thâm, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám..

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Mặt khác, khi mang thai lượng hocmon oestrogene và progesterone tăng cùng với lưu lượng máu tăng cao trong thời kỳ mang bầu chính sự thay đổi này kích thích việc hình thành các phân tử tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin) nằm ở vùng sinh sản tế bào da bị oxy hóa. Đó là nguyên nhân trực tiếp gây nên căn bệnh nám da. Thêm nữa, thời gian nghỉ ở nhà nuôi con nhỏ của các bà mẹ thường gặp nhiều stress, mệt mỏi, bận rộn, sức khỏe giảm sút... Hiện tượng suy yếu này cũng là tác nhân khiến cho nám đậm màu hơn.

Phần lớn các vết nám da sẽ biến mất sau khi sinh. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường, bà bầu không cần  phải quá lo lắng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Lưu ý, Phụ nữ mang bầu không nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da hoặc dưỡng da bằng các loại mỹ phẩm nếu không được sự tư vấn của bác sỹ vì rất có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

Khắc phục

Theo Bác sỹ Hà Hương (bệnh viện Quân Đội 108) thì nám da khi mang thai không đáng lo ngại nhiều. Phụ nữ có thể kết hợp nhiều biện pháp để hạn chế được nám da mà không ảnh hưởng tới thai nhi như: luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, duy trì lối sống điều độ, vui tươi, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống và công việc; thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để có sức khỏe tốt khi mang bầu, đồng thời giúp điều tiết cho da thêm khỏe mạnh hồng hào; nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt để chống lại hiện tượng nám da và giúp da sẽ hạn chế được vết nhăn; tăng  cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, C và E có nhiều trong sữa, cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc, giá đỗ, đậu nành là những loại có dưỡng chất giúp làm đẹp da, trẻ hóa làn da, chống nám; tránh  dùng những loại thực phẩm có hại cho làn da như: rượu, bia, thuốc lá, các loại thực phẩm cay, nóng.

Ngoài ra, để chống sạm da khi mang bầu, bà bầu nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vào thời điểm từ 10h sáng tới 3h chiều vì đó là lúc cường độ cực tím rất cao dễ làm cho da bị “tổn thương”. Việc dùng mỹ phẩm chống sạm da khi mang bầu rất quan trọng vì ảnh hưởng tới thai nhi, bạn không nên tự ý sử dụng các loại mỹ phẩm mà không được sự tư vấn của bác sĩ.

Việc dùng các mặt nạ tư nhiên để dưỡng da chống nám cũng là sự lựa chọn của nhiều bà bầu. Theo bác sĩ Phương Thanh (trung tâm tư vấn sức khỏe 1088) sử dụng mặt nạ tự nhiên dưỡng da hạn chế được hiện tượng nám da và làm cho làn da bà bầu trở nên mịn màng. Tuy nhiên, cũng nên chú ý sử dụng các loại mặt nạ dưỡng da, nên chọn các mặt nạ không gây kích ứng cho da. Chị em có thể sử dụng một số loại mặt nạ sau:

Mặt nạ khoai tây: Khoai tây rửa sạch, luộc chín nhừ rồi nghiền mịn. Bọc khoai tay đã nghiền mịn vào lớp khăn mỏng và đắp lên mặt. Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước. Mặt nạ này có thể sử dụng một tuần 3 lần.

Mách bạn cách chăm sóc da sau khi sinh

Sau khi sinh con, bạn hãy tiếp tục bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng, che phủ cơ thể và tránh tiếp xúc ánh nắng vào buổi trưa. Trong hầu hết các trường hợp, sự thay sắc tố da sẽ dần dần biến mất mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, đối với một số ít phụ nữ, các thuốc tránh thai có chứa estrogen (như thuốc viên, miếng dán tránh thai và vòng âm đạo) có thể góp phần làm nặng thêm tình trạng sạm da. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bạn hãy cân nhắc lựa chọn các biện pháp tránh thai khác, ví dụ như bao cao su.

Nếu da của bạn vẫn còn vết sạm sau một vài tháng, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu về các phương pháp điều trị. Bác sĩ có thể gợi ý sử dụng kem tẩy trắng có chứa hydroquinone, là một loại thuốc bôi có chứa tretinoin (Retin-A) hoặc một loại hóa chất tẩy da chết như axit glycolic. Tất nhiên, nếu bạn đang cho con bú hoặc dự định sớm mang thai, hãy nói cho các bác sĩ biết và phải kiểm tra trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị không kê toa nào.

Bạn đừng mong đợi kết quả tức thì vì việc điều trị có thể mất vài tháng để thấy sự cải thiện. Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng tia laser để làm sáng trở lại lớp da sẫm màu, nhưng đó không phải là lựa chọn tốt nhất. Dù bạn điều trị bằng bất cứ phương pháp nào, điều quan trọng là tiếp tục tự bảo vệ mình khỏi ánh nắng trong và sau quá trình điều trị.

Liệu những thay đổi sắc tố da có phải dấu hiệu của bệnh tật không?

Một số kiểu thay đổi sắc tố da có thể là triệu chứng của ung thư da hoặc các vấn đề về sức khỏe khác. Vì vậy, bạn hãy nói với bác sĩ về những thay đổi trong sắc tố da đi kèm với da bị đỏ hoặc thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước vết nám. Bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ da liễu để có được sự điều trị tốt nhất.

Việc bị nám da khi mang thai không đáng lo ngại, nếu biết cách khắc phục, bạn có thể giảm nám trong thai kỳ hoặc nám sẽ mờ dần sau khi sinh. Chị em nên lựa chọn một cách chăm sóc da phù hợp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp chăm sóc da khi mang bầu.

Mặt nạ lòng đỏ trứng gà: Lấy lòng đỏ trứng gà, bỏ vào bát cùng với một ít mật ong. Sau đó đánh quyện vào nhau. Dùng thìa tán đều ra mặt, đợi 25 phút sau ra rửa mặt thật sạch với nước. Mặt nạ này chỉ sử dụng được tuần một lần.

Mặt nạ dưa chuột: Mặt nạ dưa chuột mát có tác dụng thanh lọc làn da, giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả, tạo cảm giác thư thái. Bạn chỉ cần làm sạch dưa chuột, để cả vỏ và thái lát dưa chuột mỏng rồi đắp từng miếng lên mặt. Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước.

Mặt nạ cà chua:  Cà chua chứa nhiều vitamin A, C, làm cho làn da thêm hồng hào. Cà chua có thể nghiền nhuyễn hoặc thái lát để đắp lên mặt. 15 phút sau, rửa lại mặt bằng nước sạch.

Nám da mặt khi mang bầu không đáng lo ngại, nếu biết cách khắc phục thì có thể giảm nám khi mang bầu, hoặc nám sẽ mờ dần sau khi sinh. Chị em nên lựu chọn một cách chăm sóc da phù hợp và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp chăm sóc da khi mang bầu.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....