Nâng cao chất lượng dân số

Thứ Hai, 19/11/2018 11:03 AM (GMT+7)

Nâng cao chất lượng dân số là vấn đề được nhiều đại biểu tập trung bàn bạc tại Hội thảo Chính sách, pháp luật về dân số và góp ý hoàn thiện Dự án Luật Dân số, do Tổng cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức sáng nay (19/11).

Nâng cao chất lượng dân số là vấn đề được nhiều đại biểu tập trung bàn bạc tại Hội thảo Chính sách, pháp luật về dân số và góp ý hoàn thiện Dự án Luật Dân số, do Tổng cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức sáng nay (19/11).

GS.TS Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em cho biết, hiện nay trọng tâm của Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới có sự thay đổi. Đó là chuyển mục tiêu từ kế hoạch hóa gia đình sang phát triển dân số. Theo ông Cử, phạm vi điều chỉnh trong Nghị quyết 21 rộng hơn rất nhiều, và là điều khó nhất của Luật Dân số hiện nay.

“Suốt 3 kỳ đại hội Đảng ta luôn đưa ra mục tiêu giảm sinh (từ Đại hội IV 1976 đến Đại hội VI 1986). Cho đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW (khóa VII 1993) đặt mục tiêu cụ thể là mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con. Và mãi đến năm 2009, lần đầu tiên chúng ta nhắc đến việc mất cân bằng giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên vẫn kiên trì thực hiện mục tiêu gia đình ít con” – ông Cử cho biết.

GS. Cử phân tích: "Chúng ta đang bước vào thời kỳ già hóa dân số. Dự tính đến năm 2035, Việt Nam sẽ có khoảng 109,59 triệu người, trong đó có 21,16 triệu người cao tuổi (chiếm 19,3 %). Đây là con số đáng báo động” – GS. Cử nhấn mạnh.

46501131_1936000096485971_2389499291283488768_n

Đưa ra khuyến nghị về quy định số con trong dự thảo Luật Dân số qua phân tích số liệu thống kê và kết quả khảo sát tại các tỉnh, thành, chuyên gia Phạm Đại Đồng, trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, Dự thảo Luật Dân số nên đặt quyền tự quyết định số con cho các cá nhân, cặp vợ chồng. Quy định này vừa phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước, trình độ nhận thức của người dân, với môi trường pháp luật hiện tại, vừa phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký.

Tuy nhiên chuyên gia Phạm Đại Đồng cũng cho biết, để quy định được thực hiện có hiệu quả, hiệu lực cần có sự chuẩn bị tâm lý cho người dân, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và phổ biến pháp luật để người dân có thể hiểu đúng, làm đúng những quy định của pháp luật.

Bàn về giải pháp căn cơ nhằm nâng cao chất lượng dân số cũng như giảm tình trạng già hóa dân số hiện nay, GS. Nguyễn Đình Cử một lần nữa nhấn mạnh, đã đến lúc phải giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu phân bố và nâng cao chất lượng dân số chứ không chỉ đơn thuần là kế hoạch hóa gia đình.

“Giải pháp quan trọng nhất hiện nay là đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạc phát triển của cả nước, của từng ngành, từng địa phương. Bên cạnh đó phải duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên. Đồng thời, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với quá trình già hóa dân số...” – GS. Cử nói.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...