Nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Tây Nguyên

Thứ Năm, 21/03/2019 08:50 PM (GMT+7)

Những năm gần đây, hệ thống mạng lưới y tế Tây Nguyên ngày càng hoàn chỉnh và nâng cao. Đặc biệt, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa đã có nhiều chuyển biến rõ nét ở hàng ngàn buôn làng của Tây Nguyên.

Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, với 61 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, 726 xã, thị trấn, 7.813 thôn, buôn, bon, làng. Dân số toàn vùng có gần 5,46 triệu người thuộc 54 dân tộc anh em, trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 62%. Tây Nguyên là một tiểu vùng, vùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng miền Trung - Tây Nguyên.

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và nỗ lực của các địa phương, kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên đã có những chuyển biến quan trọng, liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,26 triệu đồng/người/năm, thu hẹp khoảng cách rất nhanh so với mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống về vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong vùng không ngừng được cải thiện.

nct3-15453875734241510163052

Đối với người cao tuổi, chăm sóc y tế là điều quan trọng nhất. Nhiệm vụ này cần được Nhà nước, gia đình và xã hội cùng quan tâm thực hiện. Bệnh tật ở người cao tuổi chủ yếu là bệnh không lây nhiễm và mạn tính nên chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn có những yêu cầu khác biệt, đặc thù về chăm sóc sức khỏe so với các nhóm tuổi khác. Đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi khác với các lứa tuổi khác như lão hóa các cơ quan, tính chất đa bệnh lý, các hội chứng đặc trưng ở người cao tuổi; sử dụng nhiều thuốc, tình trạng phụ thuộc; tăng nguy cơ tai biến. Bệnh nhân cao tuổi thường có các hội chứng lão khoa đặc trưng (như hội chứng dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ, rối loạn vận động, suy dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng, lú lẫn, trầm cảm, loét, mất nước) có nguy cơ tai biến điều trị cao…

Sau khi được điều trị, các bệnh nhân có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng phụ thuộc hoàn toàn về thể chất và tâm thần, rất khó hồi phục. Chính vì thế, ngành y tế cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp (tại các cơ sở y tế, tại nhà…); đồng thời, phối hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở y tế và dựa vào cộng đồng. Trong đó, việc thành lập khoa lão khoa trong các bệnh viện sẽ giúp người cao tuổi được chăm sóc một cách chuyên nghiệp, toàn diện và liên tục.

Đến hết tháng 10/2018, số hội viên người cao tuổi của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên hơn 410.000 người, chiếm gần 91% tổng số người cao tuổi trên toàn địa bàn. Thống kê tại 5 tỉnh, có hơn 700 tổ chức cơ sở Hội Người cao tuổi, khoảng 7.800 chi hội và hơn 8.660 tổ hội. Đến nay, Hội Người cao tuổi các tỉnh đã xây dựng Qũy hội gần 110 tỷ đồng. Trong đó, Qũy chăm sóc người cao tuổi hơn 10 tỷ đồng, chân qũy hơn 99 tỷ đồng. Từ nguồn qũy này, năm 2018, Hội Người cao tuổi các tỉnh đã tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho gần 30.000 cụ. Trong đó, khoảng 140 cụ tròn 100 tuổi được Chủ tịch nước chúc thọ, tặng quà. Hiện nay, Ban đại diện Hội Người cao tuổi các tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng giải quyết chế độ bảo trợ xã hội cho gần 87.000 người cao tuổi, phối hợp với ngành Y tế các tỉnh triển khai khám sàng lọc mắt cho gần 6.000 cụ, phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí cho hơn 2.260 cụ, với tổng kinh phí hơn 22,6 tỷ đồng.

Tại tỉnh Kon Tum, trong tổng số hơn 27.600 hội viên người cao tuổi hiện đang sinh hoạt tại 740 chi hội trên địa bàn, hơn 4.000 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội, khoảng 20.000 cụ có thẻ bảo hiểm y tế. Đến hết tháng 10/2018, gần 15.400 người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe định kỳ,…

 Phát biểu tại buổi giao ban công tác Người cao tuổi 5 tỉnh Tây Nguyên sáng 21/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp chúc mừng những thành quả Ban đại diện Hội người cao tuổi 5 tỉnh Tây Nguyên đã đạt được trong thời gian qua; mong muốn thời gian tới, Ban đại diện Hội Người cao tuổi các tỉnh tiếp tục triển khai nhiều hơn nữa các phong trào thi đua nhằm động viên, khuyến khích người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Tây Nguyên.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...