Nên ăn gì khi bị viêm loét dạ dày

Thứ Hai, 14/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Bệnh viêm loét dạ dày thường xuất hiện ở những người có chế độ sinh hoạt không hợp lý, ăn uống thất thường… Để giúp cải thiện tình trạng bệnh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Theo các các sĩ, viêm loét dạ dày là một chứng bệnh của bệnh đau dạ dày. Khi dạ dày bị viêm loét sẽ xuất hiện những lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương vì hiệu ứng ăn da của axit bên trong dạ dày. Theo ngôn ngữ y học thì viêm loét dạ dày chính là hiện tượng hoại tử của viêm mặc dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày vi khuẩn helicobacter pylori gây ra. Bệnh xuất hiện cũng có thể do người bệnh làm dụng dùng thuốc hoặc do chế độ ăn uống không hợp  lý.

Bệnh viêm loét dạ dày thường xuất hiện tại khu vự tá tràng ở phần ruột non ngay cạnh dạ dày. Ở vị trí này xuất hiện viêm loét dạ dày nhiều hơn gấp 4 lần so với viêm loét tại khu vực dạ dày. Theo thống kê có rất nhiều người bị viêm loét dạ dày do những khối u ác tính gây nên. Bởi vậy, bạn cần thường xuyên đi khám bệnh, kiểm tra định kỳ để biết được nguy cơ bệnh.

Có hai nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày đó là do chế độ ăn không hợp lý như: dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, ăn quá nhiều chất béo, chua, cay hoặc do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, ăn kiêng, ăn vộng vàng hoặc hay bỏ đói bản thân.

Một nguyên nhân khác cũng có thể gây nên bệnh là do bạn lạm dụng thuốc tây và các hóa chất. Các loại thuốc có thể dẫn đến viêm loét dạ dày như acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm...

Những thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên ăn

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày ngoài việc điều trị bằng thuốc cần có một chế độ ăn hợp lý, đảm bảo chất dinh dưỡng và không có các loại chất gây biến chứng nặng cho bệnh. Việc ăn uống đóng vai trò quan trọng trong cải tạo bệnh, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày nên ăn các chất ngọt, béo, dùng những thức ăn có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày, thấm được dịch như gạo nếp, bánh mì, sữa, lòng trắng trứng.

Bên cạnh đó, người bị bệnh nên dùng các loại thực phẩm mềm trong thời gian dài, không ăn quá no hoặc bỏ đói bản thân. Để bệnh tiến triển tốt hơn nên ăn cách bữa khoảng 2 đến 3 tiếng.

Cháo, cơm nát, bánh mì, các loại khoai hay bánh chưng là thực phẩm vô cùng tốt cho người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài ra, để cơ thể đảm bảo được chất dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến khu vực bị viêm loét bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm như cá nghiền nát, hấp mật ong, sữa bò, đường, kẹo, mật ong, kem và uống thật nhiều nước khoáng.

Đặc biệt, cùng với chế độ ăn hợp lý, bạn cần có chế độ kiêng đảm bảo để bệnh được tiến triển theo chiều hướng tích cực. Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng.

Người bệnh không được sử dụng các loại thực phẩm có độ acid cao như quả chua, dưa, giấm, mẻ hoặc các loại tạo hơi trong dạ dày như hành, tỏi, các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc như rượu, chè, bia, cà phê, ớt... Ngoài ra, ở những thời điểm đói bạn không nên ăn chuối tiêu, đu đủ và các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xườn.

Chỉ có điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và có chế độ ăn kiêng lành mạnh thì bạn mới có cơ hội điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày. 

System

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...