Nếu bị mắc bệnh cao huyết áp, bạn đừng quá lo lắng: Có 5 cách giảm huyết áp tại nhà

Thứ Năm, 14/03/2019 09:27 PM (GMT+7)

Ngoài sử dụng thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, ở nhà bạn vẫn nên thực hiện 5 cách sau để kiểm soát áp lực máu của bản thân một cách tự nhiên nhưng hiệu quả.

Empty

Nhiều người khi được chẩn đoán bị bệnh cao huyết áp thì rất lo lắng, "mất ăn mất ngủ" và vội vàng mua thuốc để cân bằng huyết áp trong cơ thể. Bởi không điều trị tăng huyết áp kịp thời cũng như kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nguy cơ cao bị bệnh tim mạch hay nguy hiểm hơn là đột quỵ.

Tuy nhiên, họ không hiểu rằng, bên cạnh dùng thuốc, họ vẫn có thể kiểm soát căn bệnh này từ chính lối sống hàng ngày như áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh hay chăm tập thể dục thể thao.

1. Giảm cân và giảm vòng bụng

Huyết áp thường tăng khi trọng lượng cơ thể tăng. Thừa cân cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn hô hấp trong khi ngủ (ngưng thở khi ngủ), điều này làm tăng huyết áp.

Giảm cân là một trong những thay đổi lối sống hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp. Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì thì dù chỉ giảm một ít cũng góp phần giảm huyết áp. Khi trọng lượng cơ thể giảm 1kg sẽ làm giảm huyết áp 1 mmHg.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến vòng eo. Vòng 2 quá to cũng đặt bạn vào nguy cơ cao bị cao huyết áp. Đàn ông có chỉ số vòng eo lớn hơn 102 cm hay phụ nữ có vòng eo lớn hơn 89 cm thì nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn.

2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một trong những cách chữa cao huyết áp tại nhà tốt nhất. Theo đó tập thể dục 150 phút/tuần, hoặc 30 phút/ngày có thể làm giảm huyết áp từ 5 đến 8 mm Hg nếu bạn bị tăng huyết áp.

Điều quan trọng là phải duy trì việc tập luyện này một cách đều đặn bởi nếu khi bạn ngừng tập thể dục, huyết áp có thể tăng trở lại.

Việc thường xuyên rèn luyện thể chất sẽ cải thiện sức khỏe của tim, đồng thời giúp cơ quan này bơm máu hiệu quả hơn, từ đó áp lực máu tác động lên thành động mạch cũng sẽ giảm đáng kể.

Bạn có thể chọn hình thức đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ. Tập luyện cường độ cao ít nhất 2 ngày/tuần cũng có thể giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này.

3. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

 Một chế độ ăn giàu ngũ cốc, trái cây, rau quả, các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt gia cầm, cá, các loại hạt và không ăn chất béo bão hòa nhiều cholesterol có thể làm giảm huyết áp tới 11 mm Hg nếu bạn bị huyết áp cao.

Ngoài ra, bạn nên tiêu thụ các thực phẩm có nhiều kali, một khoáng chất quan trọng với chức năng hỗ trợ cơ thể hạn chế hấp thụ natri, đồng thời giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch.

Empty

Hạn chế muối ăn là cách chữa cao huyết áp tại nhà cơ bản nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, lượng muối ăn của mỗi người nên dưới 2.300 mg/ngày. Lý tưởng đối với những người lớn trưởng thành, lượng muối nên thấp hơn 1.500 mg/ngày.

Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn vì bia, rượu có nguy cơ gây tăng huyết áp nếu cơ thể tích lũy một lượng cồn lớn.

Bạn cũng đừng quên giảm tiêu thụ caffeine. Caffeine là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột. Điều này nghĩa là loại hoạt chất có nhiều trong cà phê này chỉ có thể khiến áp lực máu tăng cao trong thời gian ngắn.

Cuối cùng, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Một trong những điều mà người bệnh ít khi để ý, đó là mỗi khi hút xong một điếu thuốc, huyết áp đo được ngay sau đó sẽ tăng. Dừng hút thuốc lá sẽ giúp huyết áp của bạn trở lại bình thường.

4. Giảm căng thẳng

Thường xuyên căng thẳng là nguyên nhân tăng huyết áp trực tiếp. Khi áp lực tinh thần kéo dài, cơ thể bạn sẽ luôn ở trong chế độ căng thẳng. Về mặt sinh lý, điều này khiến nhịp tim nhanh hơn, đồng thời gây thu hẹp ở các mao mạch.

Hãy dành một chút thời gian để tìm ra nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị căng thẳng như công việc, gia đình, tài chính hoặc bệnh tật. Một khi đã tìm ra được nguyên nhân, bạn hãy tìm cách loại bỏ hoặc giảm căng thẳng.

Còn nếu không thể loại bỏ được, bạn hãy đối phó với nó bằng một cách lành mạnh hơn là dành thời gian thư giãn và thực hiện các hoạt động ưa thích, có thể ngồi im lặng và thở sâu hàng ngày giúp bạn giảm căng thẳng hiệu quả.

5. Theo dõi huyết áp tại nhà và đi khám bệnh định kỳ

Theo dõi huyết áp tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát được huyết áp, đảm bảo rằng những thay đổi trong lối sống là hiệu quả và cảnh báo bạn phải đi gặp bác sĩ khi có dấu hiệu huyết áp tăng.

Khám bệnh định kỳ cũng là chìa khóa giúp bạn kiểm soát huyết áp. Hãy nói cho bác sĩ bất kỳ thay đổi nào trong việc sử dụng thuốc hoặc điều trị bệnh để bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như tầm soát bệnh tăng huyết áp.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...