Nếu muốn trẻ sơ sinh sớm cứng cáp thì đừng bỏ qua những bài tập này

Thứ Hai, 30/04/2018 12:00 AM (GMT+7)

Khi chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh thì đa phần tất cả các bậc làm cha, làm mẹ đều mong muốn bé mau cứng cáp. Tuy nhiên bố mẹ lại nghĩ rằng trẻ lúc này còn quá nhỏ và chỉ nên để bé nằm im mà không thực hiện những bài tập rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm bố mẹ hãy đọc ngay bài viết này để biết mình nên làm gì giúp trẻ nhanh cứng cáp.

Bài tập nằm sấp

Thông thường thì trẻ khi được 4 tháng tuổi sẽ biết lẫy, tự động lẫy nhưng để thúc đẩy mốc này đạt được sớm hơn thì bạn hãy tập cho bé ngay khi còn nhỏ. Mẹ hãy bế bé theo kiểu nằm sấp, mẹ nằm trên giường và cho bụng bé tiếp xúc với ngực của mẹ.

Mẹ cũng có thể đặt bé trên thảm sạch và để đồ chơi an toàn khuyến khích trẻ với lấy. Để bé nằm khoảng 30 giây và sau đó cứ dần tăng thời gian để bé nằm sấp thì bé sẽ tự lật được rất nhanh sau đó.

Bài tập lăn tròn

Đây cũng là bài tập hỗ trợ cho việc tập lẫy của bé. Hãy đặt bé nằm ngửa lên sàn và sau đó lật người bé qua lại theo hướng lăn tròn. Thực hiện liên tục khoảng 30 giây để bé biết cách tạo đà lẫy dễ dàng hơn khi bé cứng cáp.

Bài tập này sẽ giúp cho cơ lưng của bé phát triển tốt hơn, phối hợp vận động của não biết phân biệt tư thế trái phải dễ dàng hơn.

Bài tập đạp xe

Đây là bài tập mà rất nhiều bậc cha mẹ bỏ qua vì cho rằng xương của con còn rất non yếu nên dễ bị trật, gãy. Tuy nhiên nếu như bạn biết cách thực hiện đúng thì không cần phải lo lắng điều này.

Bạn hãy đặt bé ở tư thế nằm ngửa, nắm lấy chân của trẻ ở phần đầu gối, sau đó di chuyển lên xuống theo vòng tròn giống đạp xe. Bài tập này sẽ giúp chân bé vận động, phối hợp phần dưới nhịp nhàng và nó còn mang lại tác dụng giảm chứng đầy bụng do hoạt động phần dưới.

Bài tập kéo co

Bài tập này chỉ nên thực hiện khi cổ bé đã cứng. Bạn hãy đặt bé nằm ngửa, sau đó đưa ngón tay trỏ vào lòng bàn tay bé tạo điểm cho bé bấu chặt vào. Tuy nhiên các ngón tay còn lại mẹ vẫn giữ chặt tay bé vì bé chưa bám được đâu nhé.

Từ từ kéo bé ngồi dậy rồi từ từ thả về vị trí cũ. Chú ý từ từ để đầu bé nhẹ nhàng tiếp xúc xuống sàn chứ không để bé rơi tự do đầu va đập mạnh xuống sàn nhé. Bài tập này sẽ giúp cho cổ, lưng và vai của bé cứng cáp hơn. Khả năng cầm nắm, bấu víu cũng phát triển rất hữu ích cho bé về những hoạt động sau này bạn nhé.

Khi thực hiện những hành động này bạn cần hết sức cẩn thận nếu như không thực hiện đúng sẽ dễ dẫn đến tình trạng trật xương. Nếu như bé không thích và không hợp tác làm cùng mẹ thì cũng không nên ép bé nhé vì như vậy sẽ không đạt được hiệu quả mà dễ xảy ra chấn thương.

 
System

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....