Nghẹn ăn ở người cao tuổi có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời

Thứ Sáu, 24/05/2019 06:21 AM (GMT+7)

Nghẹn ăn ở người cao tuổi là một triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi, có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

nghen-o-nguoi-cao-tuoi

 Các triệu chứng nghẹn có thể khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm là nhồi máu cơ tim cấp. Các thống kê cho thấy, sự nhầm lẫn này là nguyên nhân của 1/3 số ca tử vong do nghẹn.

Nếu đang ăn bị nghẹn, thường có những biểu hiện: Thấy khó nuốt, nấc cục, nôn ọe hoặc ho dữ dội, nói không ra tiếng, có trường hợp nghẹt thở, biến sắc mặt…Khi người cao tuổi có triệu chứng trên, người nhà cần chú ý cấp cứu ngay tại chỗ. 

Các biện pháp cấp cứu:

1. Nếu người bị nghẹn vẫn tỉnh táo

Để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên ra phía trước. Động viên họ gắng sức ho mạnh nhằm đẩy thức ăn ra ngoài hoặc ít ra cũng tạo được khe hở để thở. Người cấp cứu đứng ở phía sau, dùng khuỷu tay đập mạnh 4 cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai. Nếu tình huống cho phép, để nạn nhân hơi cúi về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, 2 tay ôm chặt ngang bụng nạn nhân, dùng ngón cái xiết mạnh vào bụng trên 4 lần theo chiều dưới lên.

2. Nếu nạn nhân bất tỉnh

Cho nạn nhân nằm nghiêng. Người cấp cứu một mặt lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, một mặt dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng, giữa hai xương bả vai.

Cũng có thể để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, người cấp cứu tỳ chặt khuỷu tay vào bụng trên nạn nhân, hích 4 cái hướng vào trong và lên trên.

3. Nạn nhân bị nghẹn bởi thức ăn đặc, nhầy, dính

Nếu bị nghẹn những thực phẩm như bánh trôi, bánh ga-tô..., ngoài các cách cấp cứu nêu trên, có thể để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Chỉ cần lách được một khe hở là có thể giữ được tính mạng nạn nhân.

4. Đã dùng hết cách mà vẫn chưa cứu được

Phải tích cực ép ngực, làm hô hấp nhân tạo: Để nạn nhân nằm ngửa trên nền nhà (nền cứng), người cấp cứu quỳ xuống, nắm hai tay nạn nhân ép xuống ngực rồi nhấc lên cao quá vai, làm liên tục. Khi tình trạng tắc nghẹn không thể giải quyết được thì phải dùng loại kim tiêm lớn chọc thẳng vào khí quản, chỗ trên hõm cổ khoảng 1 cm, mở đường thông khí, duy trì sự sống.

Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân sẽ không phải thực hiện những động tác này nếu đã kịp thời gọi bác sĩ ngay khi tai nạn xảy ra.

Cách phòng tránh

Người già cần giảm lượng ăn vào. Nếu ở người trẻ tuổi, mỗi ngày cần 2.500 kcal thì khi 60 tuổi chỉ cần 80% (2.000 kcal) và khi 70 tuổi chỉ cần 70% (1.800 kcal) là đủ. Cần chia lượng ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn chậm, nhai kỹ.

Nên thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh đơn điệu, chú ý các món ăn mềm, thái nhỏ, hầm kỹ, dễ tiêu; nên ăn món luộc, hấp thay cho món xào và nướng.

Người già cũng không được ăn quá no, nhất là vào buổi tối, vì khi nằm dạ dày căng to sẽ đẩy cơ hoành lên chèn ép làm cản trở hoạt động của tim. Ăn xong, các cụ nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút nhằm giúp dạ dày nhào trộn tiêu hóa thức ăn để chuyển xuống ruột dễ dàng.

Để hạn chế tối đa bị nghẹn, người cao tuổi cần lưu ý ăn chậm, nhai kỹ, tập trung khi ăn uống, không nói chuyện, không mải nghĩ và bực mình trong bữa ăn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...