Người bệnh tim mạch nên luyện tập thế nào khi trời nắng nóng

Thứ Ba, 28/07/2020 04:45 PM (GMT+7)

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, người bệnh tim mạch nên chọn cho mình một hình thức tập luyện và hoạt động thể chất phù hợp trong mùa nắng nóng và lưu ý những điều sau đây.

Khi trời nắng nóng, cơ thể dễ bị mất nước. Nếu cơ thể không thể tự làm mát, tim phải đập nhanh hơn và làm việc nhiều hơn để bơm máu đến bề mặt da giúp hỗ trợ tiết mồ hôi, làm mát cơ thể. Như vậy, khi nhiệt độ cao có thể tăng thêm gánh nặng cho tim và tuần hoàn máu, gây mệt mỏi, thậm chí có thể gây sốc nhiệt. Nguy cơ này cao hơn ở những người mắc các bệnh tim mạch.

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, người bệnh tim mạch nên chọn cho mình một hình thức tập luyện và hoạt động thể chất phù hợp trong mùa nắng nóng và lưu ý những điều sau đây.

Aerobic: Đây là loại hình tập luyện không quá nặng và không cần nhiều sức, chính vì thế nó rất an toàn đối với người bệnh tim mạch. Nên tập luyện nhẹ nhàng khoảng 20-25 phút mỗi buổi và khoảng 5 buổi/tuần. Ngoài ra nên chú ý không nên tập những bài tập mang tính đột ngột bởi sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn.

Đạp xe đạp: Tập với xe đạp không những có thể cải thiện sự dẻo dai cho cơ bắp mà còn giúp tăng sức bền cho tim, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất. Với bệnh nhân tim mạch, việc đạp trên máy tập sẽ là phương pháp tập luyện an toàn hơn cả. Với xe đạp tập tại nhà, bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, giao thông và hoàn toàn có thể chủ động được thời gian tập luyện.

Đi bộ: Giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và cholesterol trong máu. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để đi bộ có thể giảm 18% nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Chạy: là cách tập luyện rất tốt cho người bệnh tim. Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần nhưng vừa sức và đều đặn. Mỗi tuần chỉ chạy 3 - 4 lần. Khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi dừng hẳn. Những buổi tập đầu tiên nên chạy những quãng đường ngắn, vài trăm mét hoặc người yếu thì vài chục mét, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên.

Nếu cảm thấy chế độ tập luyện quá nặng nên giảm cường độ tập luyện. Trong khi tập, nếu có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, ngất, đau nhức cơ xương hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm thì cần đến bác sĩ kiểm tra.

Trái với suy nghĩ khá phổ biến rằng bệnh nhân tim mạch cần nghỉ ngơi tuyệt đối, việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân tim mạch  cảm thấy vui vẻ hơn, chất lượng cuộc sống cũng tăng lên.

Thanh Huyền

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Ở Việt Nam, tình trạng mắc sốt xuất huyết không ổn định, các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng 6 đến...

Vì sao cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24h sau sinh?

Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm nhất của...

Tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề vệ sinh thực phẩm phải luôn được quan tâm không chỉ của các cán bộ mà còn toàn dân.

Kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa xuất hiện nhiều và cần chú ý về chất...