Người thích ăn gỏi nguy cơ cao nhiễm loại sán gây xơ gan

Thứ Bảy, 30/05/2020 08:15 PM (GMT+7)

Sán lá gan nhỏ liên quan mật thiết vệ sinh ăn uống. Những người thích ăn gỏi có đến 61% bị nhiễm loại sán này.

Sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật đẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng được rơi vào môi trường nước. Trứng bị ốc nuốt nở ra ấu trùng lông để phát triển thành ấu trùng đuôi.

Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước. Ấu trùng xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ký sinh ở trong thịt của cá.

Người (hoặc động vật) ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán trưởng thành mất khoảng 26 ngày.

goi

Theo nghiên cứu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.W, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ (liên quan thói quen ăn gỏi cá) ở một số tỉnh rất cao. Năm 2018, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại Hòa Bình là 24,4%; Nam Định 11,8%; Ninh Bình 21%; Thanh Hóa 21,6%; Phú Yên 15,3%. Đánh gái chung là 61% người có thói quen ăn gỏi nhiễm sán lá gan nhỏ.

Sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước phát triển theo chu kỳ khép kín rồi lây truyền qua đường ăn cá sống có nang trùng.

Do ký sinh trong đường mật, khi nhiễm sán lá gan nhỏ có thể có các biểu hiện:

Thường có triệu chứng đau tức vùng gan do sán sinh sản gây tắc các đường mật trong gan dẫn đến biểu hiện đau tức hạ sườn phải.

Rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu).

Đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.

Trường hợp nặng, sán lá gan nhỏ có thể gây viêm đường mật, chảy máu đường mật, ung thư đường mật, xơ gan mật...

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm giun sán từ các loại gỏi, thủy hải sản sống, bạn cần chú ý những điều sau ngay từ khâu chế biến:

Chỉ sử dụng nguyên liệu khi biết rõ nguồn gốc: Một số loại thủy hải sản sống ở vùng thủy triều đỏ hay nước ô nhiễm nặng có nguy cơ nhiễm giun, sán, ký sinh trùng gây ngộ độc cao. Tốt hơn hết bạn chỉ nên ăn các loại thủy hải sản tươi sống, biết rõ nguồn gốc.

Mang găng tay cao su khi sơ chế: Các loại ấu trùng trong nội tạng thủy hải sản có thể chui xuyên qua da vào cơ thể bạn. Tốt hơn hết nên đề phòng bằng cách đeo găng tay khi sơ chế chúng.

Loại bỏ hết nội tạng cá nếu muốn ăn sống: Ấu trùng sống trong ruột cá thường tồn tại dưới dạng xoắn, cuộn chặt, không màu trong các ổ tròn có đường kính khoảng 3mm. Trong cơ hoặc nội tạng cũng có các loại ấu trùng màu đỏ tía sống tự do, rất khó nhìn. Đây là lý do bạn phải nấu chín hoặc nên loại bỏ hoàn toàn các loại nội tạng cá trước khi ăn.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...