Nguyên nhân có hiện tượng chảy nước mắt sống ở trẻ

Thứ Tư, 13/02/2019 03:46 PM (GMT+7)

Các mẹ chắc chắn sẽ thường thắc mắc tại sao trẻ không khóc nhưng sao mắt trẻ lại chảy nước. Đây không phải là vấn đề đáng lo ngại bời dần dần nó cũng sẽ tự biến mất. Nhưng để đôi mắt của trẻ luôn khỏe mạnh thì bạn không nên quên chăm sóc mắt cho trẻ.

cac-benh-ve-mat-o-tre-va-moi-nguy-hiem-khong-tuong-3

Nguyên nhân của hiện tượng chảy nước sống ở trẻ

Mắt bị kích thích

Mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với những thứ dễ gây ra dị ứng như phấn hoa, bụi sẽ khiến mắt trẻ bị tổn thương. Chính vì vậy, nước mắt sẽ tự động chảy ra nhằm rửa sạch đi những tạp chất này.

Ngoài ra, những bệnh như viêm kết mạc, lông mi mọc bên trong và tật lộn mi cũng có thể gây kích ứng cho đôi mắt. Nếu trẻ gặp phải tình huống này, cố gắng đừng để trẻ dụi mắt quá nhiều vì điều này khiến tình trạng viêm và bỏng rát trở nên khó chịu hơn.

Bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng mắt cũng có thể là nguyên nhân chính khiến bé chảy nước mắt nhiều. Lý do gây ra chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh là do virus, nấm, vi khuẩn… Đau mắt đỏ là bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp nhất và rất dễ lây lan nếu không đề phòng. Các bệnh nhiễm trùng này dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như sưng, rát, đau nhức…

Ống lệ có vấn đề

Ống lệ có chức năng dẫn nước mắt thừa từ mắt xuống mũi, khiến nước mắt không bị tích tụ. Tuy nhiên, ống lệ bị tắc, nước mắt không thể lưu thông từ mắt xuống mũi sẽ trào ra ngoài.

Khi mắc bệnh, bé thường chảy nước mắt ở một hay cả hai bên mắt, chảy thường xuyên hoặc từng lúc. Nếu quá trình này kéo dài, nước mắt ứ đọng ở túi lệ có thể gây nhiễm trùng, khiến túi lệ bị viêm, nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc trong của mắt.

Điều trị hiện tượng chảy nước mắt sống ở trẻ bằng cách nào?

Căn cứ vào những triệu chứng của bệnh nói trên, khi phát hiện tắc lệ đạo, người lớn cần đưa trẻ đến khám ở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng. Điều trị cần dựa vào những tổn thương bệnh mà người ta sử dụng các biện pháp điều trị thích hợp.

Đối với trường hợp bị tắc lệ đạo bẩm sinh, ngoài việc chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa còn xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt để loại trừ những bệnh nguy hiểm khác ở mắt như glôcôm bẩm sinh, viêm nhiễm.

Phương pháp điều trị là day ấn vùng góc trong mắt, nơi có túi lệ, kết hợp dùng kháng sinh nhỏ mắt và kháng sinh uống. Đa số trường hợp viêm tắc lệ đạo sẽ được phục hồi hoàn toàn khi được điều trị bằng biện pháp này.

Đến khi trẻ 2 - 3 tháng tuổi, nếu vẫn không hết thì người ta có thể bơm rửa và thông lệ đạo, giúp nước mắt lưu thông xuống mũi. Về mặt thời gian, các nhà chuyên môn cho biết: trẻ được 4 - 6 tháng tuổi là thời gian để thông lệ đạo tốt nhất, vì trên 1 tuổi thì kết quả thông lệ đạo sẽ khá thấp.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì thế các mẹ cần chăm sóc đôi mắt của trẻ thật tốt. Đừng nên chủ quan, ngay khi thấy bé yêu có dấu hiệu gặp hiện tượng chảy nước mắt sống mẹ nên đưa trẻ đi khám.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...