Nguyên nhân mắc bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ

Thứ Bảy, 02/06/2018 12:00 AM (GMT+7)

Hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính, thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, không thể điều trị khỏi hoàn toàn.  Điều trị bệnh này hướng đến là kiểm soát tốt triệu chứng, giảm biến chứng và tần suất cũng như hậu quả cơn hen suyễn mang lại. Bài viết này sẽ cung cấp cho phụ huynh biết nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em để có biện pháp phòng tránh cho con khỏi căn bệnh này.

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là tình trạng viêm đường hô hấp mạn tính gây ra hiện tượng phù nề và chít hẹp đường thở dẫn đến hiện tượng khó thở và khò khè cho trẻ. Khi gặp phải những tác nhân kích thích, tình trạng hẹp đường thở gia tăng làm cho trẻ khó thở hoặc không thở được, lúc này được gọi là lên cơn hen.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em

Hiện nay vẫn chưa xác định được một cách đầy đủ những nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, có rất nhiều tác nhân là nguy cơ cao gây ra bệnh hen suyễn đó là:

Bệnh hen suyễn thường liên quan đến yếu tố di truyền và thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Nếu trong gia đình có người bị hen suyễn thì trẻ cũng có nguy cơ cao mắc hen suyễn.

Những trẻ mắc chứng béo phì, suy dinh dưỡng hay sinh non cũng có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Tình trạng nhiễm trùng do virus cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh hen suyễn cho trẻ em.

Ngoài ra, một số yếu tố khác liên quan đến môi trường sống cũng gây nguy cơ khởi phát bệnh hen suyễn ở trẻ như:

Các loại dị nguyên ở trong nhà như gián, nấm, mốc, chất tẩy rửa, mạt bụi nhà, lông thú,

Các loại dị nguyên ở ngoài nhà như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất...

Các loại thức ăn như tôm, cua, ốc và những đồ ăn có chất bảo quản.

Khi những yếu tố này gây kích thích lên phế quản sẽ gây ra phản ứng viêm. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất gây ra tình trạng chít hẹp đường thở. Lúc này, phế quản sẽ bị phù nề, sưng đỏ đồng thời tiết ra chất nhầy từ các mô bị viêm dẫn đến việc bị tắc ngẹt trong lòng phế quản.

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em

Tuy không có các triệu chứng cụ thể khẳng định chắc chắn trẻ bị hen suyễn nhưng các bậc phụ huynh nên cảnh giác nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sau:

Trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghet mũi khi trời lạnh, thời tiết chuyển mùa và chậm khỏi bệnh dù đã dùng nhiều loại thuốc cảm, áp dụng nhiều biện pháp giải cảm khác nhau. Có khi bệnh kéo dài liên tục 10 – 15 ngày rồi mới dần dần tự bình phục.

Khi trẻ ăn các món lạ, thịt bò, hải sản, thịt gà, măng tây, ăn thức ăn có tính nóng ... trẻ có biểu hiện như ho, khó thở, tức ngực.

Khi tiếp xúc với thú nuôi, hoặc khi gặp phải mùi ẩm mốc, xăng dầu, khói bụi, trẻ có biểu hiện khó thở, mệt nhọc.

Trẻ thường hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm vào một thời điểm cố định nào đó trong năm, thường là khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa lạnh, như một đồng hồ sinh học vậy.

Trẻ khó thích nghi với trời lạnh hơn là trời nóng, mỗi buổi sáng sớm hay nửa đêm đều có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể trẻ, khiến trẻ bị ho khó thở.

Đôi khi trẻ thở rất mệt nhọc, thở khò khè, thở hắt, hơi ngắt quãng, nhịp thở không đều, rất mệt mỏi vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ khí oxy.

Các bậc phụ huynh cũng nên cảnh giác ngay khi trẻ có các triệu chứng của một cơn hen điển hình: bắt đầu với hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, càng lúc càng khò khè, khó thở, phải ngồi chồm người dậy để thở và vận dụng các cơ hô hấp phụ. Ngoài ra, trẻ còn bị ho, khó thở, nặng ngực, tái đi tái lại nhiều lần sau khi vận động mạnh, khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen, khi thay đổi thời tiết ...

Tuy nhiên, để chắc chắn trẻ có bị hen suyễn hay không thì cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi rất khó để có thể chẩn đoán tình trạng hen suyễn bởi vì hiện tượng thở khò khè, khó thở không chỉ xuất hiện ở hen suyễn mà còn xuất hiện ở một trong số các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp.

Trên thực tế, nhiễm siêu vi đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị thở khò khè. Khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bé cũng như tiền sử bệnh của gia đình để đi đến một kết luận chính xác nhất.

 

System

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...