Nhân tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng?

Thứ Ba, 03/12/2019 09:00 PM (GMT+7)

Các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển loại ung thư này như: Lịch sử y tế cá nhân, tiền sử bệnh, tiền sử sản khoa, tuổi...

Ung thư buồng trứng là khối u ác tính xuất hiện ở một hoặc cả 2 buồng trứng. Các tế bào ung thư phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể, có thể xâm lấn, phá hủy các mô, cơ quan xung quanh, thậm chí di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể. 

Giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng, thường đến giai đoạn muộn mới biểu hiện rõ. Các dấu hiệu của bệnh có thể là cảm giác khó chịu, đau ở vùng dưới, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón, thường xuyên đi tiểu do áp lực đè vào bàng quang, ăn kém, cảm giác đầy bụng sau ăn, tăng hoặc giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục... 

ungthubuongtrung

Các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển loại ung thư này. 

Tiền sử bệnh: Nếu bạn có mẹ, chị ruột, em gái.. mắc ung thư buồng trứng, vú, vòi trứng hoặc ung thư đại trực tràng, nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn. 

Lịch sử y tế cá nhân: Những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú và ung thư đại tràng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao. 

Tiền sử sản khoa: Những phụ nữ đã từng mang thai và sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ thì nguy cơ thấp hơn so với những người chưa từng sinh con.  

Tuổi: Ung thư buồng trứng phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi, ít khi được chẩn đoán ở người dưới 40 tuổi. Thực tế, chị em có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng sau khi mãn kinh.

Kích thước cơ thể: Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI (là số đo so sánh cân nặng với chiều cao, dùng để xác định cân nặng cơ thể đang ở trạng thái gầy, bình thường, hay thừa cân, béo phì) trên 30 có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn. 

Hiện nay, điều trị ung thư buồng trứng chủ yếu bằng phẫu thuật và hóa trị. Phẫu thuật là nhằm cắt bỏ buồng trứng bị ung thư, cắt tử cung, nội mạc lớn, nạo hạch chậu, hạch cạnh động mạch chủ bụng, tức là nhằm giảm số tế bào ung thư. Ngoài ra, người bệnh có thể phải cắt bỏ cả những cơ quan bị xâm lấn, do di căn do buồng trứng nằm trong bổ bụng nên dễ di căn đến các cơ quan khác.  

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....