Những biến chứng thai kỳ mẹ bầu nhất định phải nắm rõ

Thứ Bảy, 18/08/2018 12:00 AM (GMT+7)

Hầu hết các mẹ bầu đều trải qua thời kỳ mang thai an toàn mà không gặp tai biến gì. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp không may mắn gặp phải các biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Biến chứng thai kỳ có thể xuất hiện ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.

Biến chứng thai kỳ giai đoạn sớm

Biến chứng thai kỳ giai đoạn sớm thường gặp trong 3 tháng đầu. Các biến chứng này có thể gây sảy thai, vô sinh, nghiêm trọng nhất là tử vong. Cụ thể:

- Thai ngoài tử cung: Biến chứng này xảy ra khi thai làm tổ ở ngoài tử cung. Nếu đã từng bị thai ngoài tử cung trước đó hoặc từng phẫu thuật vòi trứng, xác suất này sẽ cao hơn. Đây là biến chứng bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật.

- Sảy thai: Biến chứng này thường gặp nhất chiếm tần suất khoảng 15% thai kỳ giai đoạn sớm. Nguyên nhân thường do sự gián đoạn trong quá trình phát triển nhiễm sác thể của phôi giai đoạn rất sớm sau khi thụ thai. Nó làm cho phôi thai không tương thích với cuộc sống. Đa số phụ nữ đều có thể thụ thai lại và có một thai kỳ khỏe mạnh sau lần sảy thai trước.

- Ốm nghén: đây là biến chứng 100% phụ nữ mang thai đều gặp phải. Song tình trạng này thường gặp hơn ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, mẹ mang thai lần đầu, phụ nữ có mẹ khi mang thai cũng bị nghén hoặc những phụ nữ mang đa thai. Khi gặp tình trạng này, có thể điều trị bằng thuốc uống nhưng nếu nôn ói quá nhiều có thể dẫn đến mất nước, phải nhập viện và truyền dịch.

Biến chứng giữa thai kỳ

- Hở eo tử cung: Biến chứng này xảy ra khi tử cung không thể đóng kín. Thay vì cổ tử cung phải đóng và được bít kín lại bằng một nút nhầy đặc biệt thì cổ tử cung lại ngắn và dãn. Tình huống này có thể dẫn đến sảy thai hoặc vỡ màng ối sớm.

- Thiếu máu: Có thể gặp trong suốt thai kì do thiếu huyết sắc tố. Tình trạng tích nước ở bà bầu có thể làm máu bị pha loãng, khiến cho tỉ lệ huyết sắc tố trong máu bị giảm. Do huyết sắc tố giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến thai nhi, các bà bầu nên làm xét nghiệm máu định kì để kiểm tra nồng độ huyết sắc tố.

- Nhau tiền đạo: xảy ra khi nhau thai nằm khá thấp trong tử cung, che chắn một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung, thường gây chảy máu và có thể cản trở lối ra của thai nhi khi sinh. Có thể phải sinh mổ tuỳ thuộc mức độ nhau tiền đạo.

- Sinh non: tần xuất chỉ khoảng 7% các trường hợp. Song ở phụ nữ mang  thai từng bị biến chứng, có tiền sử sinh non trước đó, hút thuốc lá, uống rượu, lạm dụng thuốc hoặc có bệnh răng miệng.

Biến chứng muộn trong thai kỳ

- Huyết khối tĩnh mạch sâu: thường xảy ra ở tĩnh mạch chậu trong thai kì. Huyết khối là một cục máu đông, thường thấy ở phụ nữ thừa cân, hút thuốc lá, có tiền sử gia đình bị huyết khối hoặc phụ nữ mang thai ít vận động. Cục huyết khối này có thể di chuyển đến các mạch máu lớn ở tim và phổi gây tắc nghẽn. Biến chứng này có thể điều trị bằng thuốc kháng đông máu.

- Đa ối: Lượng dịch bao quanh thai nhi có thể phản ánh tổng trạng chung và chức năng phổi-thận của thai nhi. Bụng to lên nhanh đột ngột hoặc da bụng căng bóng là một dấu hiệu báo động có thể có bất thường. Nên làm siêu âm để ước lượng chính xác lượng nước ối và phát hiện những bất thường liên quan.

- Thai chết lưu: Có thể gặp ở bất kì giai đoạn nào của thai kì khi bà mẹ để ý thấy có thay đổi trong cơ thể hoặc em bé ngừng cử động. Cần làm siêu âm để chẩn đoán chắc chắn. Đôi khi không thể tìm ra nguyên nhân hay lý do rõ ràng giải thích vì sao thai tử vong trong tử cung, điều này cũng khiến cho ba mẹ và gia đình rất khó chấp nhận.

Ngoài ra, ở thời kỳ muộn người bệnh cũng có thể gặp một số biến chứng khác nhua: đau dây chằng mu, ứ mật trong thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, bong nhau thai… Tất cả các biến chứng này đều có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

System

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....