Những dấu thiếu vitamin B12 trầm trọng nhưng không phải ai cũng biết

Thứ Ba, 29/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Các nghiên cứu y khoa mới đây đều chỉ ra rằng, người Việt có xu hướng thiếu trầm trọng các loại vitamin và đặc biệt là nhóm vitamin B12. Vậy nhưng phần lớn những người mắc lại không phát hiện nay cảm nhận rõ và thể trạng bệnh. Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nhóm vitamin B12 một cách trầm trọng. Những biểu hiện về tình trạng thiếu vitamin B12 dưới đây sẽ giúp bạn sớm phát hiện và kịp thời bổ sung đấy nhé.

 Yếu ớt, hay choáng váng, mệt mỏi

Đây là những triệu chứng phổ biến nhất của sự thiếu hụt vitamin B12 bởi lúc này, cơ thể sản sinh ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc lan truyền oxy. Kết quả là, bạn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và thậm chí có những phản ứng hết sức chậm chạp.

Nhiều người nhầm lẫn các triệu chứng này với việc ngủ kém, làm việc căng thẳng và kéo dài. Nếu tình trạng của bạn ngày càng trở nên tồi tệ hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng B12.

Khó thở

Một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy sự thiếu hụt vitamin B12 mà nhiều người thường xuyên cảm thấy đó chính là cảm giác khó thở và bạn thường xuyên phải gắng sức để có thể thở. Điều này được lí giải là bởi vì vitamin B12 góp phần vào việc sản xuất hemoglobin - protein vận chuyển oxy trong máu do đó khi thiếu hụt trầm trọng cơ thể người mắc chắc chắn sẽ bị giảm lưu lượng oxy đến các mô, gây thiếu máu dẫn đến khó thở và suy nhược.

Tổn thương dây thần kinh và cảm giác kim châm ở tay chân

Thiếu vitamin B12 trong một thời gian dài có thể làm suy yếu tế bào thần kinh, dẫn đến cảm giác người mắc thường xuyên cảm thấy như có kim châm nhẹ ở bàn tay và bàn chân của bạn. Nếu không để ý đến các triệu chứng này về lâu dài chúng sẽ biến thành dị cảm.

Ngoài ra, một nguy cơ khác rất thường hay xảy ra với người thiếu vitamin B12 đó chính là nếu không nhận được sự bảo vệ của B12, các dây thần kinh tủy sống có thể dần dần bị phá hủy. Từ đó dẫn đến tình trạng người mắc thường xuyên vấp ngã và mất thăng bằng thường xuyên hơn ngay cả khi đi trên các bề mặt phẳng.

Da nhợt nhạt hoặc vàng da

Quá trình sản xuất hồng cầu được xác định là phụ thuộc rất nhiều vào lượng vitamin B12. Do đó nếu thiếu đi lượng vitamin này quá trình sản xuất không đúng các tế bào máu đỏ gây ra tình trạng thiếu máu megaloblastic. Lúc này, các tế bào máu đỏ chắc chắn sẽ trở nên mong manh và không thể phân chia được. Hiện tượng không có nhiều tế bào máu đỏ lưu thông khắp cơ thể và khiến da có màu nhạt bắt nguồn từ chính lí do này.

Giảm thị lực

Lượng B12 trong cơ thể thường xuyên ở mức thấp có thể dẫn đến các căn bệnh về thần kinh thị giác gây giảm thị lực của người mắc một cách trầm trọng. Đặc biệt việc nghiên cứu gần đây cho thấy, sự kết hợp của Vitamin E, DHA, và Vitamin B12 giúp cải thiện thị giác và độ nhạy võng mạc ở những bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp, gây khó khăn trong việc nhìn hoặc gây mỏi mắt.

System

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....