Những điều cần biết về bệnh ho gà ở trẻ em

Thứ Bảy, 09/02/2019 01:43 PM (GMT+7)

Thời tiết thay đổi thất thường cũng là lúc các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ em dễ dàng hơn. Chính vì vậy là nguyên nhân gây nên các bệnh cho trẻ, nhất là các bệnh về đường hô hấp, nhất là bệnh ho gà ở trẻ. Khi bé bị ho gà các mẹ sẽ làm gì?

Empty

Nguyên nhân gây bệnh

Ho gà ở trẻ em là do trẻ bị nhiễm vi khuẩn gây nên nhiễm trùng đường hô hấp. Mọi đối tượng có thể mắc ho gà nhưng đối tượng bị nhiều nhất là ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi do không được tiêm chủng đầy đủ và các trẻ từ 11 đến 18 tuổi lúc này miễn dịch bắt đầu suy yếu.

Trẻ bị mắc ho gà do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đã bị mắc bệnh hoặc đơn giản hơn là hít phải không khí có chứa vi khuẩn gây nên bệnh ho gà. Vi khuẩn đi vào mũi và cổ họng rồi gây nên tình trạng ho ở bệnh nhân.

Ở những giai đoạn đầu đời trẻ sẽ được tiêm một vài mũi tiêm phòng ho gà. Ngay cả khi đã tiêm phòng thì trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh ho gà nhưng ở mức độ thấp, chỉ xảy ra ở một số trường hợp mà thôi. Khi trẻ có các dấu hiệu của ho gà thì hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám các mẹ nhé.

Triệu chứng

Triệu chứng ban đầu giống như cảm lạnh thông thường bao gồm ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt và một số trường hợp thì bị  tiêu chảy. Sau một tuần, hầu hết cơn ho sẽ có kèm tiếng rít, ho có thể làm cho da mặt trở nên đỏ hoặc tím tái do áp lực khi ho. Trẻ sơ sinh thì có bé không thể ho, mặt đỏ bừng, khó thở.

Empty

Nếu được điều trị đúng cách thì các triệu chứng sẽ giảm dần nhưng để khỏi hoàn toàn thì mất từ 2 - 3 tháng.

Biến chứng

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh ho gà rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, co giật, tổn thương não và thậm chí tử vong. Nếu bố mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng của ho gà thì  hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất. Trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị ho gà cần được các bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng vì ho có thể khiến trẻ khó thở.

Khi trẻ bị ho gà cần phải làm gì?

Đối với trẻ lớn và chưa có biến chứng nặng thì sẽ được điều trị bằng kháng sinh trong vòng 10 – 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc bởi chúng không có hiệu quả mà có thể gây nguy hiểm cho trẻ

Còn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì cần đưa vào bệnh viện để các bác sĩ khám và có biện pháp điều trị thích hợp, có thể sẽ được theo dõi tại phòng cấp cứu đặc biệt và điều trị nội trú tại bệnh viện.

Phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ em

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo quy định, theo lịch của các trung tâm y tế địa phương.

Để nâng cao sức đề kháng cho trẻ thì nên cho các bé vận động, chơi đùa, tập luyện thể thao như chạy bộ, bơi… Tăng cường giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé như thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, dùng nguồn nước đảm bảo, nhà cửa sạch sẽ thoáng mát….

Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là bệnh ho gà. Chính vì vậy các bậc phụ huynh hãy có những biện pháp để phòng tránh bệnh thật hiệu quả để bé không mắc bệnh các mẹ nhé.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...