Những điều nên biết về hội chứng ngưng thở ở trẻ khi ngủ

Thứ Tư, 13/02/2019 01:43 PM (GMT+7)

Thường thì mẹ sẽ nghĩ khi trẻ đang ngủ là trẻ sẽ được an toàn nhất. Đấy là trước khi các mẹ biết đến hội chứng ngưng thở ở trẻ khi ngủ. Thực tế hội chứng này không chỉ người lớn mới bị mà kể cả ở trẻ em cũng có thể mắc phải.

Empty

Thế nào là hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là hội chứng mà khi trẻ đang ngủ thì đột nhiên ngừng thở. Nguyên nhân chủ yếu là do đường hô hấp trên của trẻ bị chặn hay cũng có thể do bé đang thở không đúng cách. Hay bé bị dị ứng, hở hàm ếch…cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng này.

Trẻ sinh bị thiếu tháng và trẻ sơ sinh bị bại não, hội chứng Down là những trường hợp có nguy cơ mắc tình trạng này cao hơn.

Triệu chứng thường gặp phải của hội chứng ngưng thở khi ngủ

  • Trẻ hay bị đau đầu và mệt mỏi vào mỗi buổi sáng, thường buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
  • Ở một số trẻ lưỡi và môi, móng tay móng chân sẽ chuyển màu xanh thiếu oxy.
  • Khi thức dậy, trẻ sẽ cảm thấy đau họng hay khô miệng.
  • Khi ngủ trẻ  ngáy to
  • Bàn tay và bàn chân của trẻ hơi xanh xao.

Nếu chịu khó quan sát kỹ càng, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng nhận thấy nhịp thở của con mình thay đổi bất thường. Nó có thể lúc nhanh, lúc chậm không ổn định. Đặc biệt là ngừng thở khoảng 15 giây sau đó lại trở lại bình thường.

Cách điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Empty

Không tùy ý cho trẻ dùng thuốc

Một khi trẻ bị ngưng thở hay khó thở khi ngủ là có nguyên do rõ ràng. Nó có thể liên quan đến một số bệnh lý nào đó. Các mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc an thần hay thuốc ngủ.

Hạn chế cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối

Trẻ nên hoàn tất việc ăn uống khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ. Thức ăn của trẻ vào bữa tối không nên quá nhiều và khó tiêu.

Thay đổi tư thế ngủ

Thay đổi tư thế ngủ cũng là cách để khắc phục tình trạng này. Mặc dù nằm ngửa là tư thế bình thường của người khỏe mạnh nhưng đối với trẻ gặp hội chứng ngưng thở thì khi ngủ thì nên nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa.

Bởi khi nằm ngửa, hàm và lưỡi của trẻ khép lại, gây nên những tiếng thở khó khăn. Ngoài ra, nên cho trẻ nằm ngủ ở gối cao vừa phải, luôn giữ đầu cao hơn thân.

Đưa trẻ đi khám

Hiện tượng trẻ ngưng thở khi ngủ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu về lâu về dài, nó sẽ gây nên những tổn thương mà phụ huynh không mong muốn ở vùng não bộ. Điều này sẽ ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ cũng như việc học tập của trẻ sau này.

Nếu phát hiện con mình ngưng thở trong lúc ngủ thì phụ huynh nên cẩn trọng hơn nữa. Tuy không nguy hiểm nhưng lâu dài sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ em. Cha mẹ nên đưa con đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và tìm ra phương pháp chữa trị hợp lý nhất có thể.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...