Những điều thai phụ cần biết trước khi thực hiện sinh thiết gai nhau

Thứ Tư, 18/03/2020 01:11 PM (GMT+7)

Sinh thiết gai nhau không có khả năng phát hiện được dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Kết quả sinh thiết gai rau bình thường không có nghĩa là em bé hoàn toàn khỏe mạnh, vì có một số tình trạng và bệnh lý khác mà thủ thuật này không thể phát hiện ra.

sinh-thiet-gai-nhau-2

Tầm quan trọng của sinh thiết gai nhau

Sinh thiết gai nhau (CVS) là thủ thuật được thực hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhằm kiểm tra xem thai nhi có gặp vấn đề bất thường gì hay không. Sinh thiết gai nhau khi nào thực hiện còn tùy thuộc vào việc người mẹ hay bố của bé có mắc một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh di truyền theo gia đình hay không. Thủ thuật này còn được thực hiện với người mẹ trên 35 tuổi, vì độ tuổi mang thai quá cao thường sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc dị tật bẩm sinh.

Nếu gia đình thai phụ có tiền sử mắc bệnh di truyền nào đó, chẳng hạn như bệnh rối loạn nhiễm sắc thể (như hội chứng Down) hay rối loạn về máu (như máu không đông), sinh thiết gai nhau sẽ được sử dụng để tìm ra những rối loạn di truyền đó trên đứa bé. Mặt khác, thủ thuật sinh thiết gai nhau không thể tìm thấy dị tật ống thần kinh bẩm sinh, và không thể sử dụng để kiểm tra một số tình trạng, ví dụ như xem phổi thai nhi đã phát triển chưa..

Gai nhau thực chất là những mô nhỏ hình ngón tay ở trong nhau thai, có chứa vật chất di truyền giống với những tế bào trong cơ thể thai nhi. Khi thực hiện sinh thiết gai nhau, bác sĩ sẽ trích lấy một mẫu tế bào gai nhau để đem đi xét nghiệm nhằm kiểm tra những bất thường ở thai nhi.

Những điều thai phụ cần biết trước khi thực hiện sinh thiết gai nhau

Sinh thiết gai nhau không có khả năng phát hiện được dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Kết quả sinh thiết gai rau bình thường không có nghĩa là em bé hoàn toàn khỏe mạnh, vì có một số tình trạng và bệnh lý khác mà thủ thuật này không thể phát hiện ra.

Mặt khác, xét nghiệm chọc ối (thực hiện vào thời điểm trễ hơn so với sinh thiết gai nhau) có thể được sử dụng để phát hiện những căn bệnh khác ở thai nhi, ví dụ như dị tật ống thần kinh. Do đó, nếu sinh thiết gai nhau không thể cung cấp kết quả rõ ràng, bác sĩ sẽ đề nghị sản phụ làm xét nghiệm chọc ối để có kết quả chính xác hơn.

Kết quả sinh thiết gai nhau như thế nào còn phụ thuộc vào việc mẫu thử được thu thập thế nào. Nếu thai phụ bị nhiễm trùng âm đạo, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện sinh thiết lấy mẫu gai nhau qua màng bụng thay vì qua khu vực cổ tử cung.

Sinh thiết gai nhau gây ra hiện tượng chảy máu, dẫn đến việc hòa trộn máu mẹ và của thai nhi. Nếu nhóm máu Rh của người mẹ là âm tính trong khi máu của trẻ là Rh dương tính, bác sĩ sẽ phải tiêm huyết thanh Rh immunoglobulin (một loại globulin miễn dịch) để ngăn ngừa tình trạng này gây hại tới thai nhi.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Phân biệt Double test và Triplet test trong sàng lọc trước sinh

Double test và Triple test là hai loại xét nghiệm rất quan trọng cần thực hiện trong quá trình mang thai để sàng lọc...

Sàng lọc sơ sinh - chìa khóa vàng cho con một khởi đầu trọn vẹn

Dị tật bẩm sinh đang là nguyên nhân khiến hơn 1.700 trẻ sơ sinh tử vong (chiếm tỷ lệ 11%), khoảng 40.039 trẻ may...

Xét nghiệm sàng lọc sau sinh: có cần thiết hay không?

Để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, xét nghiệm sàng lọc sau sinh là vô cùng...