Những lí do làm trẻ hay nôn trớ mà mẹ cần biết

Thứ Bảy, 24/08/2019 04:00 PM (GMT+7)

Nôn trớ là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng mẹ có từng thắc mắc nguyên nhân gì khiến bé thường xuyên nôn trớ và giải pháp hiệu quả khi bé nôn trớ là gì? bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn

 Nôn trớ là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn các bé còn đang bú sữa mẹ. Trong giai đoạn này, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu ớt, các van trong van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ.

chia-se-meo-dan-gian-chua-non-tro-o-tre-so-sinh-660x400

Nôn trớ là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ

Nôn là hiện tượng tống mạnh thức ăn trong dạ dày ra ngoài miệng. Trớ là hiện tượng thức ăn trào lên miệng hay từ̀ miệng trào ra ngoaì. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân.

Dưới đây là 5 lý do khiến trẻ hay nôn trớ mà mẹ cần biết:

nguyen-nhan-tre-hay-oc-sua

Hệ thống tiêu hóa thay đổi

Một trong những nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể là do hệ thống đường ruột của trẻ đang điều chỉnh lại cho thích hợp với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Hiện tượng này rất phổ biến đối với trẻ đang bú bình.

Khi em bé được sinh ra cũng là lúc hệ tiêu hóa của bé nỗ lực thay đổi để thích ứng với loại thức ăn mới. Một số trẻ thích ứng rất tốt với sự thay đổi này nhưng cũng có một số trẻ thì ngược lại. Vì thế, nếu mối lần bé ói mửa dau mỗi lần bù thì đó có thể là do hệ tiêu hóa của bé vẫn đang cố gắng thích ứng.

Bé uống sữa qúa nhanh

Bé uống sữa hoặc ăn bột quá nhanh hay quá chậm đều không phải dấu hiệu tốt. Khi bé uống sữa quá nhanh có thể sẽ kèm theo một lượng lớn không khí được tiêu hóa xuống dạ dày cùng với sữa. Lượng không khí này khi xuống dạ dày sẽ phát triển thành một túi khí lớn và đảy ngược thức ăn ra khỏi dạ dày.

Ăn quá no

Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh là 30-35ml, trẻ 3 tháng là 100ml, trẻ 1 tuổi là 250-300ml. Do dạ dày của bé còn nhỏ và chưa hoàn thiện cho nên hầu như các bà mẹ thường cho bé bú nhiều hơn so với dạ dày bé nhỏ của bé. Vượt quá sức chứa cho phép, các bé sẽ nôn ngay ra và có thể nôn hết tất cả những gì vừa mới ăn.

Đối với các bé đã ăn dặm, cha mẹ luôn có tâm lý sợ con ăn ít, sẽ không tăng cân và như thế ép trẻ ăn. Chế độ ăn uống và tâm lý rất dễ làm bé nôn trớ, nên cha mẹ cần phải cân nhắc lại vấn đề này.

Tư thế bú không đúng cách

Không ít những trường hợp mẹ chia sẻ bé nôn khi vừa đặt bé nằm sau khi vừa mới bú mẹ. Khi bé vừa mới ăn no, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mẹ nhé. Dạ dày của bé lúc này đang nằm ngang, đến 1 tuổi mới thẳng đứng như người lớn. Làm như thế vô tình làm cho thức ăn dễ bị trào ngược lên, cũng khó tránh khỏi bé bị sặc lên mũi, không xử trí kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Mẹ cũng nên tránh để bé nằm ngửa, vì khi bé đang nôn, chất nôn rất dễ tràn vào khí quản, phổi, sẽ rất nguy hiểm. Thay vào đó hãy đặt bé nằm cao gối, lưng và đầu cao khoảng 30-45 độ, trong khoảng 30 phút.

Trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit sơ sinh, chính xác hơn gọi là trào ngược dạ dày, là một vấn đề rất phổ biến. Trào ngược axit ở trẻ sơ sinh xảy ra khi dịch tiêu hóa ở dạ dày lên thực quản.

Các nguyên nhân của trào ngược axit trẻ sơ sinh nói chung là đơn giản. Thông thường, vòng cơ giữa thực quản và dạ dày (cơ vòng thực quản dưới) thư giãn và chỉ mở ra khi nuốt, nếu không, nó đóng kín. Trong quá trình trưởng thành, dịch dạ dày đôi khi có thể chảy ngược lên thực quản, qua cơ vòng và ra khỏi miệng của bé. Bóng không khí trong thực quản (do đầy hơi) cũng là nguyên nhân đẩy chất lỏng ra khỏi miệng của bé. Trong trường hợp khác, có thể chỉ đơn giản là uống quá nhiều, quá nhanh.

Nguồn: suckhoenhi.vn

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Tại sao sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn 'dính bầu'?

“Chuyện ấy” thường thú vị và đầy cám dỗ nhưng cũng có thể mang tới những muộn phiền và kết cục không...

Rối loạn kinh nguyệt khi dùng viên uống tránh thai hàng ngày có sao không

Viên uống tránh thai hàng ngày là biện pháp ngăn ngừa thai đơn giản, được sử dụng phổ biến hiện nay.

Rong kinh khi uống thuốc tránh thai có nguy hiểm?

Tôi có con đầu lòng hơn 1 tuổi, chưa muốn sinh tiếp nên đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử...

Sứ mệnh kép của những chiếc bao cao su

Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, con người ngày càng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng các...